Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016 và thay thế Nghị định số 26/2008/NĐ-CP ngày 05/3/2008 của Chính phủ về quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác điều ước quốc tế và thỏa thuận quốc tế.
Theo đó, ngân sách trung ương bảo đảm cho công tác điều ước quốc tế và thỏa thuận quốc tế gồm: Kinh phí cho công tác điều ước quốc tế, công tác thỏa thuận quốc tế của cơ quan nhà nước ở trung ương; kinh phí cấp cho cơ quan cấp tỉnh nhằm thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế trong khuôn khổ điều ước quốc tế hoặc thực hiện hoạt động thỏa thuận quốc tế theo phân công của Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Ngân sách cấp tỉnh bảo đảm cho công tác thỏa thuận quốc tế của cơ quan cấp tỉnh nhằm thực hiện hợp tác quốc tế thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan cấp tỉnh.
Nội dung chi cho công tác điều ước quốc tế gồm: (1) Chi cho việc nghiên cứu, đề xuất, góp ý đề xuất việc đàm phán, ký, phê chuẩn, phê duyệt, gia nhập, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế; (2) chi cho việc tổ chức đàm phán, ký điều ước quốc tế; (3) chi cho việc kiểm tra của Bộ Ngoại giao, thẩm định của Bộ Tư pháp đối với đề xuất ký, gia nhập điều ước quốc tế; (4) chi cho việc thẩm tra của Ủy ban đối ngoại của Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ đối với đề xuất việc đàm phán, ký, phê chuẩn, phê duyệt, gia nhập, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế; (5) chi cho việc lưu chiểu, lưu trữ, sao lục, đăng tải điều ước quốc tế; (6) chi cho công tác tổ chức thực hiện điều ước quốc tế; (7) chi cho công tác kiểm tra, giám sát, tổng kết tình hình ký kết và thực hiện điều ước quốc tế; (8) chi cho công tác cấp ý kiến pháp lý cho các điều ước quốc tế, thỏa thuận vay, thỏa thuận bảo lãnh Chính phủ; (9) các chi phí cần thiết khác.
Nội dung chi cho công tác thỏa thuận quốc tế: (1) Chi cho việc xây dựng đề án, kế hoạch, góp ý đề xuất về đàm phán, ký, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế; (2) chi cho việc tổ chức đàm phán, ký thỏa thuận quốc tế; (3) chi cho việc tổ chức thực hiện thỏa thuận quốc tế; (4) chi cho công tác kiểm tra, giám sát, tổng kết tình hình ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế; (5) các chi phí cần thiết khác phục vụ trực tiếp công tác thỏa thuận quốc tế.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 và thay thế Nghị định số
26/2008/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ về quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác điều ước quốc tế và công tác thỏa thuận quốc tế.