Liên kết website

Thông cáo báo chí văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành trong tháng 12 năm 2020

16/12/2020

Thực hiện khoản 2, khoản 3 Điều 12 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp ra Thông cáo báo chí về văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành trong tháng 12 năm 2020 như sau:

I. SỐ LƯỢNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT ĐƯỢC BAN HÀNH
Trong tháng 12 năm 2020, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 23 văn bản quy phạm pháp luật, gồm 18 Nghị định của Chính phủ và 05 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể:
Các Nghị định của Chính phủ:
1. Nghị định số 141/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định chế độ cử tuyển đối với học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số;
2. Nghị định số 142/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09 tháng 12 năm 2020 quy định về việc tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử;
3. Nghị định số 143/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10 tháng 12 năm 2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế và Nghị định số 113/2018/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế;
4. Nghị định số 144/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14 tháng 12 năm 2020 quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn;
5. Nghị định số 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14 tháng 12 năm 2020 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động;
6. Nghị định số 146/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18 tháng 12 năm 2020 sửa đổi, bổ sung Điều 5 Nghị định số 20/2011/NĐ-CP ngày 23 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 55/2010/QH12 ngày 24 tháng 11 năm 2010 của Quốc hội về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp;
7. Nghị định số 147/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18 tháng 12 năm 2020 quy định về tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương;
8. Nghị định số 148/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18 tháng 11 năm 2020 sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;
9. Nghị định số 150/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2020 về chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần;
10. Nghị định số 151/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30 tháng 12 năm 2020 bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ ban hành;
11. Nghị định số 152/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30 tháng 12 năm  2020 quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam;
12. Nghị định số 153/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 31 tháng 12 năm 2020 quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế;
13. Nghị định số 154/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 31 tháng 12 năm 2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
14. Nghị định số 155/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 31 tháng 12 năm 2020 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán;
15. Nghị định số 156/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 31 tháng 12 năm 2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán;
16. Nghị định số 157/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 31 tháng 12 năm 2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp;
17. Nghị định số 158/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 31 tháng 12 năm 2020 về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh;
18. Nghị định số 159/2020/NĐ-CP của Chỉnh phủ ngày 31 tháng 12 năm 2020 về quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ:
1. Quyết định số 35/2020/QĐ-TTg của Thủ tuớng Chính phủ ngày 09 tháng 12 năm 2020 sửa đổi, bổ sung Điều 4 Quyết định số 26/2018/QĐ-TTg ngày 22 tháng 6 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ thí điểm thành lập Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị trực thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã tại thành phố Hà Nội;
2. Quyết định số 36/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 19 tháng 12 năm 2020 bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Thủ tướng Chính phủ ban hành;
3. Quyết định số 37/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 23 tháng 12 năm 2020 về thành lập, tổ chức và hoạt động của Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam;
4. Quyết định số 38/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 30 tháng 12 năm 2020 ban hành danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển;
5. Quyết định số 39/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 31 tháng 12 năm 2020 về Tiêu chí xác định các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2021 – 2025.
II. HIỆU LỰC THI HÀNH, SỰ CẦN THIẾT, MỤC ĐÍCH BAN HÀNH VÀ NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT.
1. Nghị định số 141/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định chế độ cử tuyển đối với học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số
a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 23 tháng 01 năm 2021.
Nghị định này thay thế Nghị định số 134/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ Quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và Nghị định số 49/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 134/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm thực hiện nhiệm vụ Chính phủ được giao tại Điều 87 Luật Giáo dục năm 2019 về việc quy định chi tiết tiêu chuẩn và đối tượng được hưởng chế độ cử tuyển; việc tổ chức thực hiện chế độ cử tuyển và việc tuyển dụng người học theo chế độ cử tuyển sau khi tốt nghiệp và khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn triển khai thi hành Nghị định số 134/2006/NĐ-CP.
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 05 chương và 23 Điều quy định chế độ cử tuyển đối với học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số, cụ thể: (1) Quy định chung; (2) Tiêu chuẩn, chỉ tiêu, quy trình, đào tạo và kinh phí thực hiện chế độ cử tuyển; (3) Xét tuyển, bố trí việc làm và bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo; (4) Tổ chức thực hiện; (5) Điều khoản thi hành.
Nghị định áp dụng đối với: (1) Người học là người dân tộc thiểu số thuộc đối tượng được hưởng chế độ cử tuyển gồm: a) Người dân tộc thiểu số rất ít người; b) Người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn chưa có hoặc có rất ít đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số. (2) Các cơ sở giáo dục phổ thông, thường xuyên, trung cấp, cao đẳng, đại học; trường phổ thông dân tộc nội trú; trường dự bị đại học; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện chế độ cử tuyển.
Ban hành kèm theo nghị định Phụ lục các Biểu mẫu: (1) Mẫu số 01 - Tờ trình đề nghị phê duyệt chỉ tiêu cử tuyển; (2) Mẫu số 02 - Đơn đăng ký xét tuyển học theo chế độ cử tuyển; (3) Mẫu số 03 - Sơ yếu lý lịch; (4) Mẫu số 04 - Báo cáo kết quả thực hiện chế độ cử tuyển.
2. Nghị định số 142/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09 tháng 12 năm 2020 quy định về việc tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử
a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 02 năm 2021.
Tổ chức, cá nhân đã được cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ, giấy đăng ký hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử được tiếp tục hoạt động cho đến khi giấy phép, giấy đăng ký hết thời hạn hiệu lực.
Tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ đề nghị nhưng đến ngày Nghị định này có hiệu lực vẫn chưa được cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ, chứng chỉ nhân viên bức xạ, giấy đăng ký hoạt động hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử hoặc chứng chỉ hành nghề dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử phải bổ sung hồ sơ theo quy định tại Nghị định này.
Điều kiện đào tạo về vật lý y khoa đối với các cơ sở y học hạt nhân, cơ sở xạ trị được áp dụng kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2026.
Trường hợp các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật được viện dẫn tại Nghị định này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo quy định tại văn bản đã sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm quy định về điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ, Giấy đăng ký hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử và Chứng chỉ hành nghề dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử đối với  các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử theo quy định.
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 05 chương và 63 Điều quy định về việc tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử, cụ thể: (1) Quy định chung; (2) Điều kiện cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ; (3) Thủ tục cấp phép tiến hành công việc bức xạ; (4) Điều kiện cấp giấy đăng ký hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử; (5) Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử;(6) Thủ tục cấp giấy đăng ký hoạt động và chứng chỉ hành nghề dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử; (7) Tổ chức thực hiện; (8) Điều khoản thi hành.
Nghị định áp dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 1 của Nghị định này.
Ban hành kèm theo Nghị định Phụ lục, Các biểu mẫu: (1) Phụ lục I - Yêu cầu bảo đảm an ninh đối với nguồn phóng xạ và vận chuyển vật liệu hạt nhân; (2) Phụ lục II - Nội dung kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ cấp cơ sở; (3) Phụ lục III - Mẫu phiếu khai báo, lý lịch cá nhân: Mẫu số 01 - Phiếu khai báo nhân viên bức xạ; Mẫu số 02 - Phiếu khai báo nhân viên áp tải hàng trong vận chuyển; Mẫu số 03 - Phiếu khai báo nhân viên áp tải hàng trong vận chuyển; Mẫu số 04 - Phiếu khai báo nguồn phóng xạ kín (nguồn gắn với thiết bị bức xạ);  Mẫu số 05 - Phiếu khai báo nguồn phóng xạ kín đã qua sử dụng; Mẫu số 06 - Phiếu khai báo nguồn phóng xạ hở; Mẫu số 07 - Phiếu khai báo thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế; Mẫu số 08 - Phiếu khai báo thiết bị phát tia X; Mẫu số 09 - Phiếu khai báo máy gia tốc; Mẫu số 10 - Phiếu khai báo máy phát nơtron; Mẫu số 11 - Phiếu khai báo vật liệu hạt nhân nguồn; Mẫu số 12 - Phiếu khai báo vật liệu hạt nhân; Mẫu số 13 - Phiếu khai báo thiết bị hạt nhân; Mẫu số 14 - Phiếu khai báo chất thải phóng xạ; Mẫu số 15 - Phiếu khai báo nhân viên thực hiện dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử; Mẫu số 16 - Phiếu khai báo thiết bị, phương tiện thực hiện dịch vụ và trang thiết bị bảo hộ lao động; Mẫu số 17 – Lý lịch cá nhân.
3. Nghị định số 143/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10 tháng 12 năm 2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế và Nghị định số 113/2018/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế
a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 12 năm 2020.
Các quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 1 Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm sửa đổi, bổ sung một số quy định về chính sách tinh giản biên chế, đảm bảo phù hợp với Bộ luật Lao động năm 2019 (có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2021).
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 03 Điều sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế và Nghị định số 113/2018/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế, cụ thể: (1) Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế và Nghị định số 113/2018/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP về chính sách tinh giản biên chế: (a) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 1 Nghị định số 113/2018/NĐ-CP; (b) Sửa đổi, bổ sung Điều 8 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP và các khoản 6, khoản 7 Điều 1 Nghị định số 113/2018/NĐ-CP; (c) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 9 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP; (d) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 10 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP; (e) Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 13 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP; (f) Sửa đổi, bổ sung khoản 10 Điều 1 Nghị định số 113/2018/NĐ-CP; (g) Bổ sung Điều 23a vào sau Điều 23 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP; (h) Sửa đổi Điều 24 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP; (2) Hiệu lực thi hành; (3) Trách nhiệm thi hành.
4. Nghị định số 144/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14 tháng 12 năm 2020 quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn
a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2021.
Quy định tại các Nghị định sau đây hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực: Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định về biểu diễn nghệ thuật; trình diễn thời trang, thi người đẹp, người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình có nội dung biểu diễn nghệ thuật; Nghị định số 15/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định về biểu diễn nghệ thuật; trình diễn thời trang, thi người đẹp, người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình có nội dung biểu diễn nghệ thuật; Điều 6 Nghị định số 142/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 54/2019/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2019 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong triển khai thi hành Nghị định số 79/2012/NĐ-CP và Nghị định số 15/2016/NĐ-CP của Chính phủ, đảm bảo phù hợp với Luật Đầu tư năm 2020 (có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2021).
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 05 Chương và 31 Điều, quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn, cụ thể: (1) Những quy định chung; (2) Tổ chức biểu diễn nghệ thuật; (3) Tổ chức cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn; (4) Tổ chức cuộc thi người đẹp, người mẫu; (5) Dừng hoạt động biểu diễn nghệ thuật, thu hồi danh hiệu, giải thưởng, hủy kết quả của cuộc thi, liên hoan được tổ chức tại việt nam; (6) Dự thi người đẹp, người mẫu ở nước ngoài; (7) Lưu hành bản ghi âm, ghi hình có nội dung biểu diễn nghệ thuật; (8) Tổ chức thực hiện; (9) Điều khoản thi hành.
Nghị định được áp dụng đối với các đối tượng sau:  a) Tổ chức, cá nhân Việt Nam hoạt động nghệ thuật biểu diễn trên lãnh thổ Việt Nam và từ Việt Nam ra nước ngoài; b) Tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia hoạt động nghệ thuật biểu diễn trên lãnh thổ Việt Nam; c) Tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
5. Nghị định số 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14 tháng 12 năm 2020 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động
a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2021.
Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, các Nghị định sau đây hết hiệu lực thi hành: a) Nghị định số 03/2014/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về việc làm; b) Nghị định số 44/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động; Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động; Nghị định số 148/2018/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động; c) Nghị định số 29/2019/NĐ-CP ngày 20 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành khoản 3 Điều 54 của Bộ luật Lao động về việc cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động, việc ký quỹ và danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động; d) Nghị định số 149/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết khoản 3 Điều 63 của Bộ luật Lao động về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc; đ) Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương; Nghị định số 121/2018/NĐ-CP ngày 13 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương; e) Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động; g) Nghị định số 85/2015/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về chính sách đối với lao động nữ; h) Nghị định số 27/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động là người giúp việc gia đình; i) Nghị định số 46/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tranh chấp lao động; k) Nghị định số 41/2013/NĐ-CP ngày 08 tháng 05 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Điều 220 của Bộ luật Lao động về danh mục đơn vị sử dụng lao động không được đình công và giải quyết yêu cầu của tập thể lao động ở đơn vị sử dụng lao động không được đình công.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm thực hiện nhiệm vụ Chính phủ được giao về quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động năm 2019 (có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2021) về điều kiện lao động và quan hệ lao động.
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 11 chương và 115 Điều quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của bộ luật lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động, cụ thể: (1) Những quy định chung; (2) Quản lý lao động; (3) Nội dung hợp đồng lao động đối với người lao động được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước; (4) Chấm dứt hợp đồng lao động; (5) Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu; (6) Quy định chung về cho thuê lại lao động; (7) Ký quỹ của doanh nghiệp cho thuê lại; (8) Điều kiện, thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi giấy phép và danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động; (9) Trách nhiệm tổ chức thực hiện về cho thuê lại lao động; (11) Tổ chức đối thoại tại nơi làm việc; (12) Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc; (13) Hội đồng tiền lương Quốc gia; (14)  Hình thức trả lương và tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm; (15) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; (16) Kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất; (17) Quy định chung về lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới; (18)  Bảo đảm bình đẳng giới và những quy định riêng đối với lao động nữ; (19) Phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc; (20) Trách nhiệm tổ chức thực hiện chính sách đối với lao động nữ và bình đẳng giới; (21) Những quy định riêng đối với lao động là người giúp việc gia đình; (22) Hòa giải viên lao động; (23) Hội đồng trọng tài lao động; (24) Danh mục nơi sử dụng lao động không được đình công và việc giải quyết tranh chấp lao động tại nơi sử dụng lao động không được đình công; (25) Hoãn, ngừng đình công và giải quyết quyền lợi của người lao động; (26) Điều khoản thi hành.
Nghị định áp dụng đối với: (1) Người lao động, người học nghề, tập nghề theo khoản 1 Điều 2 của Bộ luật Lao động; (2) Người sử dụng lao động theo khoản 2 Điều 2 của Bộ luật Lao động; (3) Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện quy định tại Nghị định này.
Ban hành kèm theo Nghị định 06 Phụ lục, các biểu mẫu, cụ thể: (1) Phụ lục I: Mẫu số 01/PLI - Báo cáo tình hình sử dụng lao động (do người sử dụng lao động lập); Mẫu số 02/PLI - Báo cáo tình hình sử dụng lao động (do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội lập); (2) Phụ lục II - Danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động; (3) Phụ lục III: Mẫu số 01/PLIIl - Giấy chứng nhận tiền ký quỹ hoạt động cho thuê lại lao động; Mẫu số 02/PLIII - Văn bản rút tiền ký quỹ; Mẫu số 03/PLIII - Quyết định trích tiền ký quỹ kinh doanh hoạt động cho thuê lại lao động; Mẫu số 04/PLIII - Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động; Mẫu số 05/PLIII - Đơn đề nghị cấp (gia hạn, cấp lại) giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động; Mẫu số 06/PLIII - Đơn đề nghị thu hồi giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động; Mẫu số 07/PLIII - Lý lịch tự thuật; Mẫu số 08/PLIII - Quyết định thu hồi giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động; Mẫu số 09/PLIII - Báo cáo tình hình hoạt động cho thuê lại lao động; Mẫu số 10/PLIII - Báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động cho thuê lại lao động; Mẫu số 11/PLIII - Báo cáo tình hình nhận tiền ký quỹ kinh doanh hoạt động cho thuê lại lao động; Mẫu số 12/PLIII - Danh mục mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; (4) Phụ lục IV: Mẫu số 01/PLIV - Văn bản thỏa thuận làm thêm giờ; Mẫu số 02/PLIV - Công văn thông báo làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ; (5) Phụ lục V: Mẫu số 01/PLV - Hợp đồng lao động giúp việc gia đình; Mẫu số 02/PLV - Thông báo về việc sử dụng lao động là người giúp việc gia đình; Mẫu số 03/PLV – Thông báo về việc chấm dứt hợp đồng lao động giúp việc gia đình; (5) Phụ lục VI - Danh mục nơi sử dụng lao động không được đình công.
6. Nghị định số 146/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18 tháng 12 năm 2020 sửa đổi, bổ sung Điều 5 Nghị định số 20/2011/NĐ-CP ngày 23 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 55/2010/QH12 ngày 24 tháng 11 năm 2010 của Quốc hội về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp
a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn triển khai thi hành Điều 5 Nghị định số 20/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 55/2010/QH12 ngày 24 tháng 11 năm 2010 của Quốc hội về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp.
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 02 Điều sửa đổi, bổ sung Điều 5 Nghị định số 20/2011/NĐ-CP ngày 23 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 55/2010/QH12 ngày 24 tháng 11 năm 2010 của Quốc hội về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp, cụ thể: (1) Sửa đổi, bổ sung Điều 5 Nghị định số 20/2011/NĐ-CP ngày 23 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 55/2010/QH12 ngày 24 tháng 11 năm 2010 về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp như sau: “Điều 5. Hạng đất tính thuế: Kéo dài thời hạn thực hiện hạng đất tính thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2025 trên cơ sở hạng đất đã được quy định và thực hiện trong giai đoạn từ năm 2011 đến hết năm 2020; Trường hợp địa phương được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh hạng đất tính thuế sử dụng đất nông nghiệp theo quy định thì thực hiện theo quy định đó đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2025”; (2) Điều khoản thi hành.
7. Nghị định số 147/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18 tháng 12 năm 2020 quy định về tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương
a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 05 tháng 02 năm 2021 và thay thế Nghị định số 138/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2007 về tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương và Nghị định số 37/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 138/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2007.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm thay thế Nghị định số 138/2007/NĐ-CP và Nghị định số 37/2013/NĐ-CP, đảm bảo phù hợp với quy định của Luật đầu tư công năm 2019 (có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2020) và Luật đầu tư năm 2020 (có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2021).
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 07 chương và 55 Điều quy định về tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương, cụ thể: (1) Quy định chung; (2) Thành lập, cơ cấu tổ chức của quỹ đầu tư phát triển địa phương; (3) Danh mục lĩnh vực đầu tư, cho vay của quỹ đầu tư phát triển địa phương; (4) Hoạt động đầu tư; (5) Hoạt động cho vay; (6) Hoạt động nhận ủy thác và ủy thác; (7) Chế độ tài chính, kế toán, kiểm toán, báo cáo và giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động; (8) Giải thể quỹ đầu tư phát triển địa phương; (9) Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan; (10) Tổ chức thực hiện.
8. Nghị định số 148/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18 tháng 11 năm 2020 sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai
a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08 tháng 02 năm 2021.
 Nghị định này bãi bỏ khoản 4 Điều 41 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP; các khoản 8, 10, 15, 31, 46, 56 Điều 2 của Nghị định số 01/2017/NĐ-CP.
 Bỏ cụm từ “dồn điền đổi thửa” tại khoản 4 Điều 76 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm sửa đổi, bổ sung các quy định tại các nghị định quy định về việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ theo Nghị quyết số 82/2019/QH14 của Quốc hội ngày 14 tháng 6 năm 2019 về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị.
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm có 06 Điều sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai, cụ thể: (1) Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai: Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1 Điều 5; Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 5; Sửa đổi, bổ sung Điều 7; Sửa đổi, bổ sung Điều 8; Sửa đổi, bổ sung Điều 9; Bổ sung Điều 9a; Bổ sung Điều 9b; Sửa đổi, bổ sung Điều 10; Sửa đổi, bổ sung Điều 11; Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 14; Bổ sung Điều 14a; Bổ sung Điều 14b; Sửa đổi, bổ sung Điều 16; Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 31; Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 32; Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 35; Sửa đổi, bổ sung Điều 41; Sửa đổi, bổ sung Điều 55; Sửa đổi, bổ sung Điều 60; Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 Điều 68; Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 5 Điều 68; Sửa đổi, bổ sung Điều 72; Bổ sung Điều 75a; Sửa đổi, bổ sung khoản 4 và khoản 5 Điều 87; Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 Điều 88; Bổ sung khoản 5 Điều 88; Bổ sung Mục 5 Chương VII;(2) Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; (3) Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai; (4) Quy định chuyển tiếp; (5) Điều khoản thi hành; (6) Trách nhiệm thực hiện
Ban hành kèm theo Nghị định Phụ lục các biểu mẫu, cụ thể: (1) Mẫu số 01 - Văn bản đề nghị chấp thuận việc nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư phi nông nghiệp; (2) Mẫu số 02 -
Đơn đề nghị giao đất/thuê đất tại cảng hàng không, sân bay; (3) Mẫu số 03 - Quyết định giao đất; (4) Mẫu số 04 - Quyết định cho thuê đất; (5) Mẫu số 05 - Hợp đồng cho thuê đất; (6) Mẫu số 06 - Biên bản bàn giao đất trên thực địa; (7) Mẫu số 07 - Quyết định gia hạn cho thuê đất; (8) Mẫu số 08 - Quyết định thu hồi đất.
9. Nghị định số 150/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2020 về chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần
a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2021. Quyết định số 22/2015/QĐ-TTg ngày 22 tháng 6 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn triển khai thi hành Quyết định số 22/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần.
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 07 chương và 45 Điều về chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần, cụ thể: (1) Những quy định chung; (2) Xử lý tài chính khi chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập; (3) Xác định giá trị đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi; (4) Bán cổ phần lần đầu, quản lý sử dụng tiền thu từ chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập, bàn giao giữa đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi và công ty cổ phần; (5) Chính sách đối với đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi và người lao động; (6) Tổ chức thực hiện; (7) Điều khoản thi hành.
Nghị định áp dụng đối với: (1) Đơn vị sự nghiệp công lập đáp ứng điều kiện để chuyển thành công ty cổ phần được quy định tại Điều 4 Nghị định này bao gồm: a) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; b) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; c) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là UBND cấp tỉnh); d) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác của UBND cấp tỉnh; đ) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là UBND cấp huyện); e) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh; g) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh; h) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; (2) Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong việc chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần.
10. Nghị định số 151/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30 tháng 12 năm 2020 bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ ban hành
a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 30 tháng 12 năm 2020.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ ban hành không còn phù hợp với thực tiễn thi hành và pháp luật hiện hành.
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 02 Điều bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ ban hành, cụ thể: (1) Bãi bỏ toàn bộ các văn bản quy phạm pháp luật sau đây: Quyết định số 243-CP ngày 28 tháng 6 năm 1979 của Hội đồng Chính phủ về tổ chức bộ máy, biên chế của các trường phổ thông; Nghị định số 153-HĐBT ngày 20 tháng 11 năm 1984 của Hội đồng Bộ trưởng quy định các danh hiệu Nhà giáo nhân dân và Nhà giáo ưu tú; Nghị định số 52-HĐBT ngày 26 tháng 4 năm 1986 của Hội đồng Bộ trưởng về việc xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân và Nhà giáo ưu tú Nghị định số 23-HĐBT ngày 24 tháng 01 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng ban hành 5 điều lệ: khám bệnh, chữa bệnh bằng y học dân tộc, thuốc phòng bệnh, chữa bệnh; điều lệ vệ sinh; khám, chữa bệnh và phục hồi chức năng; thanh tra nhà nước về y tế; Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; Nghị định số 94/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2007 về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; Nghị định số 07/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ quy định trình tự, thủ tục thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam; Nghị định số 17/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 07/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ quy định trình tự, thủ tục thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam; Nghị định số 55/2008/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Nghị định số 184/2007/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc; Nghị định số 101/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc; Nghị định số 34/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc; Nghị định số 29/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc; Nghị định số 23/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ về điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc; Nghị định số 35/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc; Nghị định số 73/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc; Nghị định số 09/2015/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc; Nghị quyết số 07/2006/NQ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ về việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010) tỉnh Bình Thuận; Nghị quyết số 08/2006/NQ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ về việc quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 tỉnh Tuyên Quang; Nghị quyết số 09/2006/NQ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ về việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010) tỉnh Bắc Ninh; Nghị quyết số 10/2006/NQ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ về việc quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010) tỉnh Điện Biên; Nghị quyết số 15/2006/NQ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010) tỉnh Vĩnh Phúc; Nghị quyết số 16/2006/NQ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010) tỉnh Lào Cai; Nghị quyết số 17/2006/NQ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010) tỉnh Bến Tre; Nghị quyết số 18/2006/NQ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010) tỉnh Quảng Ninh; Nghị quyết số 19/2006/NQ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010) tỉnh Thừa Thiên Huế; Nghị quyết số 20/2006/NQ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010) tỉnh Thái Nguyên; Nghị quyết số 21/2006/NQ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc xét duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010) của tỉnh Yên Bái; Nghị quyết số 26/2006/NQ-CP ngày 31 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ về việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010) tỉnh Bạc Liêu; Nghị quyết số 27/2006/NQ-CP ngày 31 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ về việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010) tỉnh Thanh Hóa; Nghị quyết số 29/2006/NQ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ về việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010) tỉnh Quảng Nam; Nghị quyết số 30/2006/NQ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ về việc xét duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010) của tỉnh Đắk Nông; Nghị quyết số 31/2006/NQ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ về việc xét duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010) của tỉnh Tây Ninh; Nghị quyết số 32/2006/NQ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ về việc xét duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010) của tỉnh Vĩnh Long; Nghị quyết số 33/2006/NQ-CP ngày 06 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010) tỉnh Quảng Bình; Nghị quyết số 35/2006/NQ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về việc quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010) tỉnh Đắk Lắk; Nghị quyết số 36/2006/NQ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về việc xét duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010) của thành phố Hải Phòng; Nghị quyết số 04/2007/NQ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ về việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010) tỉnh Ninh Bình; Nghị quyết số 05/2007/NQ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ về việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010) tỉnh Bình Phước; Nghị quyết số 06/2007/NQ-CP ngày 29 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ về việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010) tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Nghị quyết số 08/2007/NQ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ về việc xét duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010) của tỉnh Long An; Nghị quyết số 09/2007/NQ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ về việc xét duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010) của tỉnh An Giang; Nghị quyết số 10/2007/NQ-CP ngày 13 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ về việc xét duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010) của thành phố Hồ Chí Minh; Nghị quyết số 11/2007/NQ-CP ngày 13 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ về việc quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010) tỉnh Hậu Giang; Nghị quyết số 12/2007/NQ-CP ngày 13 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ về việc quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010) thành phố Cần Thơ; Nghị quyết số 13/2007/NQ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ về việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010) tỉnh Hà Nam; Nghị quyết số 14/2007/NQ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ về việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010) tỉnh Nam Định; Nghị quyết số 15/2007/NQ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ về việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010) tỉnh Hải Dương; Nghị quyết số 18/2007/NQ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010) tỉnh Cao Bằng; Nghị quyết số 19/2007/NQ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010) tỉnh Lâm Đồng; Nghị quyết số 21/2007/NQ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về việc quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010) tỉnh Lai Châu; Nghị quyết số 22/2007/NQ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về việc kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010) tỉnh Quảng Ngãi; Nghị quyết số 23/2007/NQ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010) tỉnh Cà Mau; Nghị quyết số 24/2007/NQ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010) tỉnh Thái Bình; Nghị quyết số 25/2007/NQ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010) tỉnh Phú Yên; Nghị quyết số 29/2007/NQ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010) tỉnh Đồng Nai; Nghị quyết số 30/2007/NQ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010) tỉnh Quảng Trị; Nghị quyết số 31/2007/NQ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về việc xét duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010) của tỉnh Hưng Yên; Nghị quyết số 33/2007/NQ-CP ngày 02 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010) tỉnh Bắc Giang; Nghị quyết số 37/2007/NQ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về việc xét duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010) của tỉnh Lạng Sơn; Nghị quyết số 38/2007/NQ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010) tỉnh Trà Vinh; Nghị quyết số 39/2007/NQ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010) tỉnh Ninh Thuận; Nghị quyết số 40/2007/NQ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010) tỉnh Tiền Giang; Nghị quyết số 41/2007/NQ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010) của thành phố Đà Nẵng; Nghị quyết số 42/2007/NQ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010) tỉnh Hà Tây; Nghị quyết số 43/2007/NQ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010) tỉnh Kon Tum; Nghị quyết số 44/2007/NQ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010) của tỉnh Sơn La; Nghị quyết số 46/2007/NQ-CP ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ về việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010) của tỉnh Khánh Hoà; Nghị quyết số 47/2007/NQ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ về việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010) tỉnh Đồng Tháp; Nghị quyết số 50/2007/NQ-CP ngày 13 tháng 9 năm 2007 của Chính phủ về việc xét duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010) của tỉnh Nghệ An; Nghị quyết số 55/2007/NQ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2007 của Chính phủ về việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010) tỉnh Bình Định; Nghị quyết số 56/2007/NQ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2007 của Chính phủ về việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010) của tỉnh Phú Thọ; Nghị quyết số 57/2007/NQ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2007 của Chính phủ về việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010) tỉnh Bình Dương; Nghị quyết số 58/2007/NQ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2007 của Chính phủ về việc xét duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010) của tỉnh Bắc Kạn; Nghị quyết số 01/2008/NQ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010) tỉnh Gia Lai; Nghị quyết số 04/2008/NQ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010) tỉnh Sóc Trăng; Nghị quyết số 07/2008/NQ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ về việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010) của tỉnh Kiên Giang; Nghị quyết số 11/2008/NQ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ về việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010) của tỉnh Hòa Bình; Nghị quyết số 14/2008/NQ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2008 của Chính phủ về việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010) tỉnh Hà Tĩnh; Nghị quyết số 18/2008/NQ-CP ngày 11 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ về việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 tỉnh Bắc Ninh; Nghị quyết số 28/2008/NQ-CP ngày 04 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về việc xét duyệt kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010) của thành phố Hà Nội; Nghị quyết số 31/2008/NQ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về việc xét duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối của tỉnh Long An; (2) Điều khoản thi hành.
11. Nghị định số 152/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30 tháng 12 năm  2020 quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam
a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2021.
Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam (sau đây gọi là Nghị định số 11/2016/NĐ-CP) đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (sau đây gọi là Nghị định số 140/2018/NĐ-CP) và Nghị định số 75/2014/NĐ-CP ngày 28 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn thi hành Nghị định số 11/2016/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 140/2018/NĐ-CP, bảo đảm phù hợp với quy định của Bộ luật Lao động năm 2019 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2021).
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 04 chương và 30 Điều quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam, cụ thể: (1) Những quy định chung; (2) Chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài; (3)  Người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động; (4) Cấp giấy phép lao động; (5) Cấp lại giấy phép lao động; (6) Gia hạn giấy phép lao động; (7) Thu hồi giấy phép lao động; (8) Tuyển dụng, quản lý người lao động việt nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại việt nam; (9) Điều khoản thi hành.
Nghị định áp dụng đối với: (1) Lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam (sau đây viết tắt là người lao động nước ngoài) theo các hình thức sau đây: a) Thực hiện hợp đồng lao động; b) Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp; c) Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế; d) Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng; đ) Chào bán dịch vụ; e) Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam; g) Tình nguyện viên; h) Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại; i) Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật; k) Tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam; l) Thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam được phép làm việc tại Việt Nam theo quy định tại điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; (2) Người sử dụng người lao động nước ngoài, bao gồm: a) Doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư hoặc theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; b) Nhà thầu tham dự thầu, thực hiện hợp đồng; c) Văn phòng đại diện, chi nhánh của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thành lập; d) Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; đ) Tổ chức phi chính phủ nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp giấy đăng ký theo quy định của pháp luật Việt Nam; e) Tổ chức sự nghiệp, cơ sở giáo dục được thành lập theo quy định của pháp luật; g) Tổ chức quốc tế, văn phòng của dự án nước ngoài tại Việt Nam; cơ quan, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ, ngành cho phép thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật; h) Văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc của nhà thầu nước ngoài được đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật; i) Tổ chức hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật; k) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã; l) Hộ kinh doanh, cá nhân được phép hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật; (3) Tổ chức nước ngoài tại Việt Nam là cơ quan, tổ chức nước ngoài được cấp có thẩm quyền của Việt Nam cho phép hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, bao gồm: a) Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện các tổ chức quốc tế thuộc hệ thống Liên hợp quốc, các tổ chức khu vực, tiểu khu vực; b) Văn phòng thường trú cơ quan thông tấn, báo chí, phát thanh và truyền hình nước ngoài; c) Tổ chức quốc tế, tổ chức liên Chính phủ, tổ chức thuộc Chính phủ nước ngoài; d) Tổ chức phi chính phủ nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp giấy đăng ký theo quy định của pháp luật; đ) Văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức nước ngoài hoạt động trong các lĩnh vực: kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học - kỹ thuật, văn hóa, giáo dục, y tế, tư vấn pháp luật nước ngoài; (4) Cá nhân nước ngoài tại Việt Nam là người nước ngoài làm việc tại tổ chức quy định tại khoản 3 Điều này hoặc người được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép cư trú tại Việt Nam; (5) Người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam; (6) Tổ chức dịch vụ việc làm và doanh nghiệp cho thuê lại lao động cung cấp dịch vụ cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam liên quan đến tuyển dụng, giới thiệu, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.
Ban hành kèm theo Nghị định Phụ lục, các biểu mẫu: (1) Phụ lục I: Mẫu số 01/PLI - Về việc giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài; Mẫu số 02/PLI - Về việc giải trình thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài; Mẫu số 03/PLI - Về việc chấp thuận vị trí công việc sử dụng người lao động nước ngoài; Mẫu số 04/PLI - Về việc đề nghị tuyển người lao động Việt Nam vào các vị trí công việc dự kiến tuyển người lao động nước ngoài; Mẫu số 05/PLI - Về việc điều chỉnh, bổ sung nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài; Mẫu số 06/PLI - Về việc tuyển người lao động nước ngoài vào các vị trí công việc không tuyển được người lao động Việt Nam; Mẫu số 07/PLI - Báo cáo tình hình sử dụng người lao động nước ngoài; Mẫu số 08/PLI - Báo cáo tình hình người lao động nước ngoài; Mẫu số 09/PLI - Về việc xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động; Mẫu số 10/PLI - Giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động; Mẫu số 11/PLI - Về việc cấp/cấp lại/gia hạn giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài; Mẫu số 12/PLI - Giấy phép lao động; Mẫu số 13/PLI - Quyết định về việc thu hồi giấy phép lao động của người lao động nước ngoài; Mẫu số 14/PLI - Sổ theo dõi người lao động nước ngoài; Mẫu số 15/PLI - Về việc không được xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động/không cấp/cấp lại/gia hạn giấy phép lao động; (2) Phụ lục II: Mẫu số 01/PLII - Phiếu đăng ký dự tuyển lao động; Mẫu số 02/PLII - Báo cáo tình hình tuyển dụng, sử dụng người lao động Việt Nam; Mẫu số 03/PLII - Báo cáo tình hình tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam; Mẫu số 04/PLII - Báo cáo tình hình cung ứng, cho thuê lại lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.
12. Nghị định số 153/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 31 tháng 12 năm 2020 quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế
a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.
Nghị định này thay thế Nghị định số 163/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 12 năm 2018 của Chính phủ quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp và Nghị định số 81/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 12 năm 2018 quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm thay thế Nghị định số 163/2018/NĐ-CP và Nghị định số 81/2020/NĐ-CP, quy định cụ thể điều kiện trào bán trái phiếu, bảo đảm phù hợp với quy định của Luật Chứng khoán năm 2019 (có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2021).
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 06 chương và 45 Điều quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế, cụ thể: (1) Quy định chung; (2) Chào bán trái phiếu tại thị trường trong nước; (3) Đăng ký, lưu ký và giao dịch trái phiếu; (4) Thanh toán lãi, gốc trái phiếu; (5) Công bố thông tin; (6) Chào bán trái phiếu ra thị trường quốc tế; (7) Công bố thông tin; (8) Chuyên trang thông tin và chế độ báo cáo về trái phiếu doanh nghiệp; (9) Quản lý, giám sát và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan; (10) Điều khoản thi hành.
Nghị định áp dụng đối với: (1) Doanh nghiệp phát hành trái phiếu là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; (2) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động chào bán và giao dịch trái phiếu doanh nghiệp.
Ban hành kèm theo Nghị định 04 Phụ lục: (1) Phụ lục I - Mẫu giấy đăng ký chào bán trái phiếu chuyển đổi/ trái phiếu kèm chứng quyền riêng lẻ tại thị trường trong nước của công ty đại chúng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán; (2) Phụ lục II - Mẫu giấy đăng ký chào bán trái phiếu ra thị trường quốc tế của công ty đại chúng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán; (3) Phụ lục III - Mẫu báo cáo kết quả chào bán trái phiếu chuyển đổi/trái phiếu kèm chứng quyền riêng lẻ tại thị trường trong nước của công ty đại chúng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán; Phụ lục IV - Mẫu báo cáo kết quả chào bán trái phiếu ra thị trường quốc tế của công ty đại chúng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán.
13. Nghị định số 154/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 31 tháng 12 năm 2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn thi hành Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm phù hợp với Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
 c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 03 Điều sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cụ thể: (1)  Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật: Bổ sung điểm g1 vào sau điểm g khoản 3 Điều 3; Sửa đổi, bổ sung khoản 3 và khoản 4 Điều 4; Tác động về giới (nếu có) được đánh giá trên cơ sở phân tích, dự báo các tác động kinh tế, xã hội liên quan đến cơ hội, điều kiện, năng lực thực hiện và thụ hưởng các quyền, lợi ích của mỗi giới.”; Bổ sung khoản 3a vào sau khoản 3 Điều 25; Sửa đổi, bổ sung Điều 28; Sửa đổi tên điều và sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 29; Bổ sung Điều 29a vào sau Điều 29; Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 30; Sửa đổi, bổ sung Điều 31; Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 37; Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 43; Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 50; Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 65; Sửa đổi, bổ sung khoản 6 và bổ sung khoản 7 vào Điều 69; Sửa đổi, bổ sung Điều 72; Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 75; Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 103; Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 107; Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 110; Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 111; Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 112; Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 và khoản 4 Điều 113; Sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 115; Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 118; Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 121; Sửa đổi bổ sung điểm a khoản 2 và khoản 4 Điều 122; Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 3 Điều 128; Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 129; Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 130; Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 139;  Sửa đổi, bổ sung Điều 141; Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 149; Sửa đổi, bổ sung Điều 155; Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và khoản 2 Điều 157; Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 160; Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 162; Bổ sung khoản 3 vào Điều 163; Sửa đổi, bổ sung Điều 164; Sửa đổi, bổ sung Điều 167; Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 170; Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và điểm c khoản 2 Điều 175; Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 186; Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 188; (2) Bổ sung, thay thế, bãi bỏ một số quy định của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; (3) Hiệu lực thi hành.
Ban hành kèm theo Nghị định Phụ lục, Các biểu mẫu: (1) Phụ lục mẫu - Các mẫu văn bản quy phạm pháp luật: Mẫu văn bản quy phạm pháp luật ban hành mới, văn bản quy phạm pháp luật thay thế; Mẫu văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung một số điều; Mẫu văn bản quy phạm pháp luật bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật; Mẫu phụ lục; (2) Phụ lục V- Mẫu báo cáo đánh giá tác động của chính sách, tờ trình, đề cương chi tiết dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; (3) Phụ lục VI - Viết hoa trong văn bản quy phạm pháp luật.
14. Nghị định số 155/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 31 tháng 12 năm 2020 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán
a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.
Nghị định này thay thế các văn bản sau: a) Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán; b) Nghị định số 60/2015/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán; c) Nghị định số 86/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư, kinh doanh chứng khoán; d) Nghị định số 71/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ hướng dẫn về quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng.
Nghị định này bãi bỏ Điều 13, Điều 14 Nghị định số 151/2018/NĐ-CP  ngày 07 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn thi hành Nghị định số 58/2012/NĐ-CP, Nghị định số 60/2015/NĐ-CP, Nghị định số 86/2016/NĐ-CP và Nghị định số 71/2017/NĐ-CP của Chính phủ, bảo đảm phù hợp với thực tiễn thi hành Luật Chứng khoán năm 2019 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2021).
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 10 chương và 311 Điều quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán, cụ thể: (1) Quy định chung; (2) Quy định chung về chào bán, phát hành chứng khoán và chào mua công khai; (3) Chào bán chứng khoán ra công chúng; (4) Chào bán cổ phiếu riêng lẻ; (5) Phát hành cổ phiếu để hoán đổi; (6) Chào bán, phát hành khác; (7) Chào bán chứng khoán ra nước ngoài của doanh nghiệp việt nam; (8) Chào mua công khai cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng; (9) Thành viên của sở giao dịch chứng khoán; (10) Niêm yết chứng khoán tại việt nam của tổ chức phát hành trong nước; (11) Niêm yết chứng khoán tại việt nam của tổ chức phát hành nước ngoài; (12) Niêm yết, giao dịch chứng khoán của tổ chức phát hành việt nam tại sở giao dịch chứng khoán nước ngoài; (13) Đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom; (14) Tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán việt nam; (15) Đăng ký chứng khoán, bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán; (16) Thành viên của tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán việt nam, tổ chức mở tài khoản trực tiếp; (17) Ngân hàng thanh toán; (18) Đăng ký biện pháp bảo đảm đối với chứng khoán đã đăng ký tập trung tại tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán việt nam; (19) Cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động; (20) Hoạt động của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại việt nam; (21) Tổ chức lại, tạm ngừng, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện; (22) Hành nghề chứng khoán; (23) Quỹ thành viên; (24) Quỹ đóng; (25) Quỹ mở; (26) Quỹ đầu tư bất động sản; (27) Quỹ hoán đổi danh mục; (28) Công ty đầu tư chứng khoán; (29) Quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng; (30) Cổ đông và đại hội đồng cổ đông; (31) Thành viên hội đồng quản trị và hội đồng quản trị; (33) Thành viên ủy ban kiểm toán và ủy ban kiểm toán; (34) Thành viên ban kiểm soát và ban kiểm soát; (35) Ngăn ngừa xung đột lợi ích; (36) Báo cáo và công bố thông tin; (37) Áp dụng biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn thị trường chứng khoán trong quản lý giám sát thị trường chứng khoán; (38) Áp dụng biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn thị trường chứng khoán trong phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán; (40) Điều khoản thi hành.
15. Nghị định số 156/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 31 tháng 12 năm 2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán
a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.
Nghị định số 108/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán và Nghị định số 145/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn thi hành Nghị định số 108/2013/NĐ-CP và Nghị định số 145/2016/NĐ-CP, bảo đảm phù hợp với quy định của Luật Chứng khoán năm 2019 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2021).
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 04 Chương và 54 Điều quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, cụ thể: (1) Những quy định chung; (2) Hành vi vi phạm quy định về chào bán, phát hành chứng khoán riêng lẻ; (3) Hành vi vi phạm quy định về chào bán chứng khoán ra công chúng tại việt nam; (4) Hành vi vi phạm quy định về phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế, chào bán chứng khoán tại nước ngoài và phát hành chứng khoán mới làm cơ sở chào bán chứng chỉ lưu ký chứng khoán tại nước ngoài hoặc hỗ trợ phát hành chứng chỉ lưu ký chứng khoán tại nước ngoài trên cơ sở cổ phiếu đã phát hành tại việt nam; (5) Hành vi vi phạm quy định về phát hành thêm cổ phiếu; (6) Hành vi vi phạm quy định về công ty đại chúng; (7) Hành vi vi phạm quy định về chào mua công khai; (8) Hành vi vi phạm quy định về niêm yết chứng khoán, đăng ký giao dịch chứng khoán; (9) Hành vi vi phạm quy định về tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán; (10) Hành vi vi phạm quy định về kinh doanh chứng khoán và hành nghề chứng khoán; (11) Hành vi vi phạm quy định về giao dịch chứng khoán; (12) Hành vi vi phạm quy định về đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán, ngân hàng giám sát, ngân hàng lưu ký; (13) Hành vi vi phạm quy định về công bố thông tin và báo cáo; (14) Hành vi vi phạm quy định về kiểm toán công ty đại chúng, tổ chức niêm yết, tổ chức thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng, công ty chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán, quỹ và công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán; (15) Hành vi vi phạm quy định về phòng, chống rửa tiền và phòng, chống khủng bố trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán; (16) Hành vi vi phạm quy định về thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; (17) Thẩm quyền xử phạt, lập biên bản vi phạm hành chính và áp dụng hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả; (18) Điều khoản thi hành.
16. Nghị định số 157/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 31 tháng 12 năm 2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp
a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.
b) Sự cần thiết, hiệu lực thi hành: Nghị định được ban hành nhằm khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn thi hành Nghị định số 85/2013/NĐ-CP, đảm bảo phù hợp với quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp năm 2020 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2021).
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 03 Điều sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp, cụ thể: (1) Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp: Sửa đổi, bổ sung Điều 1; sửa đổi điểm b khoản 1 Điều 3; Sửa đổi Điểm b khoản 1 Điều 7; Sửa đổi điểm b khoản 1 Điều 9; Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 21; Sửa đổi, bổ sung Điều 23; Sửa đổi, bổ sung Điều 26; Sửa đổi, bổ sung điểm d, điểm đ, điểm g khoản 1 Điều 27; Sửa đổi điểm b khoản 2 Điều 27; Sửa đổi, bổ sung Điều 28; Bổ sung Điều 28a vào sau Điều 28; (2) Bãi bỏ một số khoản tại Điều 29 của Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp; (3) Điều khoản thi hành.
17. Nghị định số 158/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 31 tháng 12 năm 2020 về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh
a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 và thay thế Nghị định số 42/2015/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ quy định về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh.
 Các quy định về hoạt động nghiệp vụ tại Nghị định này áp dụng đối với Sở giao dịch chứng khoán, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam do Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam thực hiện cho đến khi Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam được chính thức hoạt động theo quy định của Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm thay thế Nghị định số 42/2015/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ quy định về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh, bảo đảm phù hợp với quy định của Luật Chứng khoán năm 2019 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2021).
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 07 chương và 43 Điều về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh, cụ thể: (1) Những quy định chung; (2) Tổ chức kinh doanh chứng khoán phái sinh; (3) Tổ chức cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh; (4) Chứng khoán phái sinh; (5) Tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán phái sinh; (6) Thành viên giao dịch, thành viên giao dịch đặc biệt, thành viên tạo lập thị trường; (7) Tổ chức hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh; (8) Bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh; (9) Chế độ báo cáo, nghĩa vụ công bố thông tin; (10) Quản lý, giám sát thị trường chứng khoán phái sinh; (11) Điều khoản thi hành.
Nghị định áp dụng đối với: (1) Tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia đầu tư chứng khoán phái sinh và hoạt động trên thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam; (2) Cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán; (3) Cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam.
Ban hành kèm theo Nghị định Phụ lục các biểu mẫu: (1) Mẫu số 01 - Giấy đề nghị cấp/điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh; (2) Mẫu số 02 - Danh sách thành viên Ban Giám đốc, nhân viên hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh; (3) Mẫu số 03 - Giấy đề nghị chấm dứt hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh; (4) Mẫu số 04 - Giấy đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh; (5) Mẫu số 05 - Giấy đề nghị chấm dứt hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh; (6) Mẫu số 06 - Giấy đăng ký thành viên giao dịch/thành viên giao dịch đặc biệt trên thị trường chứng khoán phái sinh; (7) Mẫu số 07 - Giấy đăng ký thành viên tạo lập thị trường trên thị trường chứng khoán phái sinh; (8) Mẫu số 08 - Giấy đăng ký thành viên bù trừ trên thị trường chứng khoán phái sinh.
18. Nghị định số 159/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 31 tháng 12 năm 2020 về quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp
a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Nghị định này thay thế Nghị định số 97/2015/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về quản lý người giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và Nghị định số 106/2015/NĐ-CP ngày 23 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về quản lý người đại diện trên 50% phần vốn nhà nước giữ các chức danh quản lý tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
Đối với các hành vi vi phạm của người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước được xem xét, xử lý trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục áp dụng quy định của pháp luật hiện hành để xử lý; đối với các hành vi vi phạm xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực nhưng việc xem xét, xử lý sau ngày Nghị định này có hiệu lực thì áp dụng quy định của Nghị định này.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm thay thế Nghị định số 97/2015/NĐ-CP và Nghị định số 106/2015/NĐ-CP, bảo đảm phù hợp với quy định của Luật doanh nghiệp năm 2020 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2021).
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 10 chương và 77 Điều về quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, cụ thể: (1) Quy định chung; (2) Thẩm quyền quyết định và kiêm nhiệm đối với người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước; (3) Đánh giá, xếp loại chất lượng hàng năm đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước; (4) Nguyên tắc, điều kiện thực hiện quy hoạch và chuẩn bị trước khi thực hiện quy hoạch; (5) Các bước tiến hành quy hoạch; (6) Bổ nhiệm; (7) Bổ nhiệm lại; (8) Điều động, luân chuyển; (9) Cử người đại diện phần vốn nhà nước; (10) Cử lại người đại diện phần vốn nhà nước; (11) Từ chức, miễn nhiệm và thôi làm đại diện phần vốn nhà nước; (12) Khen thưởng, kỷ luật người quản lý doanh nghiệp nhà nước, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước; (13) Thủ tục nghỉ hưu đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước.
Nghị định áp dụng đối với: (1) Cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước; (2) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; (3) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết; doanh nghiệp do Nhà nước nắm không quá 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết (sau đây gọi là doanh nghiệp có phần vốn nhà nước); (4) Người giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (sau đây gọi là người quản lý doanh nghiệp nhà nước), bao gồm: a) Chủ tịch Hội đồng thành viên; b) Chủ tịch công ty (đối với công ty không có Hội đồng thành viên); c) Thành viên Hội đồng thành viên; d) Tổng giám đốc; đ) Giám đốc; e) Phó tổng giám đốc; g) Phó giám đốc; h) Kế toán trưởng; (5) Kiểm soát viên tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (sau đây gọi là Kiểm soát viên); (6) Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm không quá 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết (sau đây gọi là người đại diện phần vốn nhà nước); (7) Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
19. Quyết định số 35/2020/QĐ-TTg của Thủ tuớng Chính phủ ngày 09 tháng 12 năm 2020 sửa đổi, bổ sung Điều 4 Quyết định số 26/2018/QĐ-TTg ngày 22 tháng 6 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ thí điểm thành lập Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị trực thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã tại thành phố Hà Nội
a) Hiệu lực thi hành: Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 09 tháng 12 năm 2020.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Quyết định được ban hành nhằm khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn thi hành Quyết định số 26/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thí điểm thành lập Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị trực thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã tại thành phố Hà Nội.
c) Nội dung chủ yếu: Quyết định gồm 02 Điều sửa đổi, bổ sung Điều 4 Quyết định số 26/2018/QĐ-TTg ngày 22 tháng 6 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ thí điểm thành lập Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị trực thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã tại thành phố Hà Nội, cụ thể: (1) Sửa đổi, bổ sung Điều 4 Quyết định số 26/2018/QĐ-TTg ngày 22 tháng 6 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ thí điểm thành lập Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị trực thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã tại thành phố Hà Nội; (2) Hiệu lực và trách nhiệm thi hành.
20. Quyết định số 36/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 19 tháng 12 năm 2020 bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Thủ tướng Chính phủ ban hành
a) Hiệu lực thi hành: Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 30 tháng 12 năm 2020.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Quyết định được ban hành nhằm bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Thủ tướng Chính phủ ban hành không còn phù hợp với thực tiễn và quy định của pháp luật hiện hành.
c) Nội dung chủ yếu: Quyết định gồm 02 Điều bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Thủ tướng Chính phủ ban hành, cụ thể: (1) Bãi bỏ toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật: (a) Quyết định số 93/1999/QĐ-TTg ngày 05 tháng 4 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ bồi dưỡng đối với kiểm soát viên đê điều tham gia trực tiếp xử lý sự cố khi có báo động lụt, bão; (b) Quyết định số 150/2003/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2001 - 2005 và Quyết định số 79/2002/QĐ-TTg về quản lý việc thu các chương trình truyền hình của nước ngoài; (c) Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn; (d) Quyết định số 198/2007/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn; (e) Quyết định số 10/2006/QĐ-TTg ngày 11 tháng 01 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; (f) Quyết định số 131/2007/QĐ-TTg ngày 09 tháng 8 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thuê tư vấn nước ngoài trong hoạt động xây dựng tại Việt Nam; (g) Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở; (h) Quyết định số 81/2010/QĐ-TTg ngày 13 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định về thu nhận, lưu trữ, xử lý, khai thác và sử dụng dữ liệu viễn thám quốc gia; (i) Quyết định số 76/2014/QĐ-TTg ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 81/2010/QĐ-TTg ngày 13 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định về thu nhận, lưu trữ; xử lý, khai thác và sử dụng dữ liệu viễn thám quốc gia; (j) Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 – 2015; (k) Quyết định số 58/2012/QĐ-TTg ngày 24 tháng 12 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc sử dụng và quản lý hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ; (l) Chỉ thị số 08/1998/CT-TTg ngày 18 tháng 02 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về tổng kết 5 năm thi hành Luật Đất đai; (m) Chỉ thị số 10/1998/CT-TTg ngày 20 tháng 02 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh và hoàn thành việc giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp; (n) Chỉ thị số 18/1999/CT-TTg ngày 01 tháng 7 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp đẩy mạnh việc hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất ở nông thôn vào năm 2000; (o) Chỉ thị số 16/2002/CT-TTg ngày 31 tháng 7 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động khảo sát, thăm dò, khai thác cát, sỏi và nạo vét kết hợp tận thu cát, sỏi lòng sông; (p) Chỉ thị số 24/2003/CT-TTg ngày 08 tháng 10 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản; (q) Chỉ thị số 05/2004/CT-TTg ngày 09 tháng 02 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2003; (r) Chỉ thị số 05/2006/CT-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc khắc phục yếu kém, sai phạm, tiếp tục đẩy mạnh tổ chức thi hành Luật Đất đai; Chỉ thị số 09/2007/CT-TTg ngày 06 tháng 4 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý sử dụng đất của các quy hoạch và dự án đầu tư; (s) Chỉ thị số 29/2007/CT-TTg ngày 11 tháng 12 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện cải cách hành chính trong công tác quản lý xuất cảnh, nhập cảnh của cán bộ, công chức, công dân; (t) Chỉ thị số 31/2007/CT-TTg ngày 14 tháng 12 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc kiểm kê quỹ đất đang quản lý, sử dụng của các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất; (u) Chỉ thị số 18/2008/CT-TTg ngày 06 tháng 6 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý, chấn chỉnh hoạt động khai thác các mỏ đá nhằm đảm bảo an toàn trong khai thác; (2)  Điều khoản thi hành.
21. Quyết định số 37/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 23 tháng 12 năm 2020 về thành lập, tổ chức và hoạt động của Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam
a) Hiệu lực thi hành: Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 02 năm 2021.
Các Quyết định số 01/2009/QĐ-TTg ngày 02 tháng 01 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội, Quyết định số 599/2007/QĐ-TTg ngày 11 tháng 5 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về chuyển Trung tâm Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh thành Sở giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, Quyết định số 21/2015/QĐ-TTg ngày 18 tháng 6 năm 2015 sửa đổi một số điều của Quyết định số 599/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ hết hiệu lực kể từ ngày Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam bắt đầu hoạt động theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Quyết định này.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Quyết định được ban hành nhằm khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn thi hành các Quyết định số 01/2009/QĐ-TTg, Quyết định số 599/2007/QĐ-TTg, Quyết định số 21/2015/QĐ-TTg, bảo đảm phù hợp với quy định của Luật Chứng khoán năm 2019 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2021).
c) Nội dung chủ yếu: Quyết định gồm 09 Điều quy định về thành lập, tổ chức và hoạt động của Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam, cụ thể: (1) Thành lập Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam theo mô hình công ty mẹ - công ty con trên cơ sở sắp xếp lại Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội và Sở giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh; (2) Chức năng, nhiệm vụ; (3) Vốn điều lệ; (4) Cơ cấu tổ chức quản lý; (5) Điều lệ tổ chức và hoạt động; (6) Tổ chức thực hiện; (7)  Hiệu lực thi hành; (8) Điều khoản chuyển tiếp; (9) Trách nhiệm thi hành.
22. Quyết định số 38/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 30 tháng 12 năm 2020 ban hành danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển
a) Hiệu lực thi hành: Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2021 và thay thế Quyết định số 66/2014/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển, Quyết định số 13/2017/QĐ-TTg ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển, khoản 2 Điều 1 và Điều 4 Quyết định số 34/2019/QĐ-TTg ngày 18 tháng 12 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định tiêu chí xác định dự án, phương án sản xuất kinh doanh ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp và bổ sung Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển ban hành kèm theo Quyết định số 66/2014/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Quyết định được ban hành nhằm thay thế Quyết định số 66/2014/QĐ-TTg, Quyết định số 13/2017/QĐ-TTg, bảo đảm triển khai hiệu quả Luật công nghệ cao cũng như các chính sách khác của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực công nghệ cao.
c) Nội dung chủ yếu: Quyết định gồm có 02 Điều ban hành danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển, cụ thể: (1) Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển:(i) Ban hành kèm theo Quyết định này các Danh mục: a) Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển (Phụ lục I); b) Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển (Phụ lục II); (ii) Trong trường hợp công nghệ cao, sản phẩm công nghệ cao không thuộc các Danh mục tại khoản 1 Điều này nhưng đáp ứng các quy định tại khoản 3 Điều 5, khoản 1 Điều 6 Luật công nghệ cao, có tính cấp thiết, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ; (2) Hiệu lực và trách nhiệm thi hành.
5. Quyết định số 39/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 31 tháng 12 năm 2020 về Tiêu chí xác định các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2021 – 2025
a) Hiệu lực thi hành: Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2021.
b) Sự cần thiết, hiệu lực thi hành: Quyết định được ban hành nhằm thực hiện nhiệm vụ của Thủ tướng Chính phủ được giao tại Nghị quyết số 139/NQ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ về xây dựng, ban hành tiêu chí xác định các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù, bảo đảm phù hợp với Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18 tháng 11 năm 2019 và Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2020 phê duyệt Đề án tổng thể và chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.
c) Nội dung chủ yếu: Quyết định gồm có 08 Điều về Tiêu chí xác định các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2021 – 2025, cụ thể: (1) Phạm vi điều chỉnh; (2) Đối tượng áp dụng; (3) Tiêu chí xác định các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù; (4) Quy trình, thủ tục và thời gian xác định các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2021 – 2025; (5) Hồ sơ xác định các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù; (6) Kinh phí thực hiện; (7) Tổ chức thực hiện; (8) Điều khoản thi hành.
Quyết định áp dụng đối với: (1) Các dân tộc thiểu số sinh sống ổn định thành cộng đồng trên địa bàn các xã khu vực III và các thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định tại Quyết định số 33/2020/QĐ-TTg ngày 12 tháng 11 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ và đáp ứng các tiêu chí quy định tại Điều 3 của Quyết định này; (2) Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
File đính kèm
Các tin đã đưa ngày: