Liên kết website

Quyết định số 31/2011/QĐ-TTg ngày 02/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định việc công khai, minh bạch, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định về an sinh xã hội

05/07/2011

Phạm vi điều chỉnh của Quyết định này là quy định về công khai, minh bạch, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định pháp luật về Bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế; trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội; ưu đãi đối với người có công; vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ nhân dân khắc phục khó khăn do thiên tai, hoả hoạn, sự cố nghiêm trọng, các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo; hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện và cơ sở bảo trợ xã hội các chương trình xã hội (gọi chung là quy định pháp luật về an sinh xã hội).

Hoạt động giám sát của Quốc hội, đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được thực hiện theo quy định của Luật hoạt động giám sát của Quốc hội, Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân.

Chủ thể chịu trách nhiệm công khai, minh bạch là cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện pháp luật về an sinh xã hội. Có 7 hình thức thực hiện công khai, tuỳ theo nội dung, đối tượng, mục đích công khai và điều kiện thực tế mà cơ quan, tổ chức, đơn vị lựa chọn một hình thức phù hợp: (1) Công bố tại cuộc họp của cơ quan, đơn vị, tổ chức; (2) Niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị; (3) Thông báo bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, các nhân có liên quan; (4) Phát hành ấn phẩm; (5) Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng; (6) Đảng tải trên trang thông tin điện tử; (7) Cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Nội dung công khai minh bạch gồm: Quy định pháp luật về an sinh xã hội; cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân chịu trách nhiệm thực hiện quy định pháp luật; điều kiện, tiêu chuẩn của đối tượng thụ hưởng; hồ sơ, quy trình, phương pháp lựa chọn đối tượng thụ hướng, thời hạn thực hiện; danh sách đối tượng, thứ tự ưu tiên, mức được thụ hưởng…

Chủ thể kiểm tra việc thực hiện quy định pháp luật về an sinh xã hội là Thủ trưởng cơ quan, người đứng đầu tổ chức, đơn vị. Việc kiểm tra được tiến hành dưới hình thức kiểm tra thường xuyên hoặc kiểm tra đột xuất.

Chủ thể giám sát việc thực hiện quy định pháp luật về an sinh xã hội là cơ quan quản lý nhà nước về an sinh xã hội, Mặt trận Tổ quốc các cấp, tổ chức xã hội, cơ quan truyền thông, báo chí thực hiện giám sát theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình; công dân, cá nhân, tổ chức trực tiếp giám sát thông qua Ban thanh tra nhân dân. Việc giám sát thông qua hình thức: Tiếp nhận các ý kiến phản ánh của nhân dân, trực tiếp thu thập và xem xét các thông tin, tài liệu; phát hiện hành vi vi phạm của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân ở xã, phường, thị trấn; kiến nghị trực tiếp với Chủ tịch HĐND, UBND xã, phường, thị trấn.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/7/2011.

Các tin đã đưa ngày: