Liên kết website

Thông tư số 53/2011/TT-BCA-V22 ngày 20 tháng 7 năm 2011 của Bộ Công quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên trong công an nhân dân

31/08/2011

Đối tượng được đào tạo, bồi dưỡng trong Công an nhân dân được quy định trong Thông tư gồm: sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn và công nhân, viên chức Công an.

Việc quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng trong Công an nhân dân được thực hiện theo những nguyên tắc sau:

- Căn cứ điều kiện thực tế về việc cử cán bộ, chiến sĩ đi đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học hoặc sau đại học theo quy định hiện hành của Bộ Công an và khả năng nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng được giao, Công an các đơn vị, địa phương quyết định việc hỗ trợ một phần chi phí (học phí, mua giáo trình) cho đối tượng này tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài Công an nhân dân.

- Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng được sử dụng để chi cho các nhiệm vụ trực tiếp phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, chiến sĩ được cấp có thẩm quyền quyết định cử đi học theo chỉ tiêu, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm của Bộ Công an.

- Không sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng để chi cho các hoạt động bộ máy của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, chiến sĩ.

Nội dung chi, bao gồm:

Các nội dung chi do các trường, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong Công an nhân dân hoặc Công an các đơn vị, địa phương được giao nhiệm vụ mở lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, chiến sĩ hoặc được giao nhiệm vụ biên soạn chương trình, giáo trình thực hiện.

Chi biên soạn chương trình, giáo trình mới hoặc chỉnh sửa, bổ sung cập nhật chương trình, giáo trình.

Chi phí đi lại từ đơn vị đến nơi học tập (một lượt đi và về; nghỉ lễ; nghỉ tết nguyên đán).

Trường hợp Công an đơn vị, địa phương được giao kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, chiến sĩ, nhưng không có cơ sở đào tạo, bồi dưỡng hoặc không có điều kiện tổ chức lớp đào tạo, bồi dưỡng mà phải gửi cán bộ, chiến sĩ đi đào tạo, bồi dưỡng ở các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngoài ngành Công an, thì Công an đơn vị, địa phương thanh toán cho cơ sở đào tạo, bồi dưỡng theo hợp đồng đào tạo, bồi dưỡng hoặc theo quyết định chiêu sinh.

Chi các hoạt động trực tiếp phục vụ cho công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, chiến sĩ của Công an các đơn vị, địa phương.

Căn cứ tình hình thực tế và khả năng kinh phí được cấp có thẩm quyền giao hàng năm, Thủ trưởng các trường, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong Công an nhân dân, Công an các đơn vị, địa phương được giao tổ chức lớp đào tạo, bồi dưỡng quyết định các mức chi cụ thể cho phù hợp, đảm bảo không vượt các mức chi tối đa được quy định dưới đây; đồng thời, phải bảo đảm sắp xếp kinh phí để thực hiện theo đúng nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng và trong phạm vi dự toán kinh phí được phê duyệt.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 03/9/2011 và thay thế Công văn số 192/BCA-V22 ngày 27/01/2010 của Bộ Công an sao gửi và hướng dẫn thực hiện Thông tư số 51/2008/TT-BTC ngày 16/6/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước.

Các tin đã đưa ngày: