Nghị định số 01/2013/NĐ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật lưu trữ năm 2011. Nghị định này quy định chi tiết về: Quản lý tài liệu lưu trữ điện tử; thời hạn nộp lưu tài liệu lưu trữ của ngành công an, quốc phòng, ngoại giao và của ngành khác vào Lưu trữ lịch sử; một số trường hợp đặc biệt khi sử dụng tài liệu lưu trữ liên quan đến cá nhân và thẩm quyền, thủ tục cấp, thu hồi Chứng chỉ hành nghề lưu trữ.">
Liên kết website

Nghị định số 01/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lưu trữ

28/03/2013

Ngày 03/01/2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 01/2013/NĐ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật lưu trữ năm 2011. Nghị định này quy định chi tiết về: Quản lý tài liệu lưu trữ điện tử; thời hạn nộp lưu tài liệu lưu trữ của ngành công an, quốc phòng, ngoại giao và của ngành khác vào Lưu trữ lịch sử; một số trường hợp đặc biệt khi sử dụng tài liệu lưu trữ liên quan đến cá nhân và thẩm quyền, thủ tục cấp, thu hồi Chứng chỉ hành nghề lưu trữ.

Tài liệu lưu trữ điện tử được xác định giá trị theo nguyên tắc, phương pháp và tiêu chuẩn xác định giá trị nội dung như tài liệu lưu trữ trên các vật mang tin khác và phải bảo đảm độ tin cậy, tính toàn vẹn và xác thực của thông tin chứa trong tài liệu điện tử kể từ khi tài liệu điện tử được khởi tạo lần đầu dưới dạng một thông điệp dữ liệu hoàn chỉnh; thông tin chứa trong tài liệu lưu trữ điện tử có thể truy cập, sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh. Tài liệu lưu trữ điện tử đáp ứng các điều kiện này có giá trị như bản gốc.

Tài liệu lưu trữ có giá trị bảo quản vĩnh viễn của các ngành công an, quốc phòng, ngoại giao phải nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử trong thời hạn 30 năm, kể từ năm công việc kết thúc, trừ tài liệu lưu trữ chưa được giải mật hoặc tài liệu lưu trữ cần thiết cho hoạt động nghiệp vụ hàng ngày. Tài liệu chuyên môn nghiệp vụ có giá trị bảo quản vĩnh viễn của các ngành, lĩnh vực khác phải nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử trong thời hạn 30 năm, kể từ năm công việc kết thúc, trừ tài liệu lưu trữ cần thiết cho hoạt động nghiệp vụ hàng ngày của cơ quan, tổ chức.

Tài liệu lưu trữ liên quan đến cá nhân đang bảo quản tại Lưu trữ lịch sử không được sử dụng rộng rãi sau 40 năm, kể từ năm cá nhân qua đời thuộc một trong các trường hợp: việc sử dụng tài liệu lưu trữ có liên quan đến cá nhân làm ảnh hưởng đến lợi ích của quốc gia, dân tộc hoặc sử dụng tài liệu lưu trữ của cá nhân được hiến tặng, ký gửi vào Lưu trữ lịch sử khi chưa được cá nhân hoặc người đại diện hợp pháp của cá nhân đó cho phép.

Theo Nghị định này, Chính phủ quy định thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi Chứng chỉ hành nghề lưu trữ thuộc về Giám đốc Sở Nội vụ. Chứng chỉ này có giá trị 05 năm kể từ ngày cấp và có giá trị trong phạm vi toàn quốc. Cá nhân đề nghị cấp Chứng chỉ này phải đạt yêu cầu tại kỳ kiểm tra nghiệp vụ lưu trữ do Bộ Nội vụ quy định và các yêu cầu khác tại hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ như: Có Giấy xác nhận thời gian làm việc từ 05 năm trở lên trong lĩnh vực lưu trữ của cơ quan, tổ chức đang làm việc; bản sao chứng thực Bằng tốt nghiệp chuyên ngành phù hợp với từng lĩnh vực hành nghề...

Cùng với đó,  bên cạnh các trường hợp bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề lưu trữ khi người có Chứng chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành hình phạt tù... theo khoản 3 Điều 37 Luật Lưu trữ, Chính phủ cũng yêu cầu Sở Nội vụ thu hồi Chứng chỉ hành nghề lưu trữ nếu thuộc một trong các trường hợp như: hành nghề không đúng với nội dung ghi trong Chứng chỉ hành nghề lưu trữ; tự ý tẩy xoá, sửa chữa Chứng chỉ hành nghề lưu trữ; cho mượn, cho thuê hoặc cho người khác sử dụng Chứng chỉ hành nghề lưu trữ; cá nhân khai báo thông tin không trung thực trong hồ sơ xin cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ...

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2013.

Các tin đã đưa ngày: