Nghị định số 10/2013/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ nhằm quản lý chặt chẽ, khai thác có hiệu quả và tạo nguồn vốn phục vụ bảo trì và phát triển tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ">
Liên kết website

Nghị định số 10/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

08/04/2013

Ngày 11/01/2013 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 10/2013/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ nhằm quản lý chặt chẽ, khai thác có hiệu quả và tạo nguồn vốn phục vụ bảo trì và phát triển tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

Theo đó, nghiêm cấm việc lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản hạ tầng đường bộ dưới mọi hình thức; cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản hạ tầng đường bộ; sử dụng tài sản hạ tầng đường bộ để kinh doanh trái pháp luật; hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản hạ tầng đường bộ…

Tài sản hạ tầng đường bộ phải được lập hồ sơ để quản lý và lưu trữ tại cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý tài sản hạ tầng đường bộ; tại UBND cấp tỉnh đối với báo cáo tổng hợp tình hình quản lý, sử dụng tài sản hạ tầng đường bộ thuộc địa phương quản lý và cơ sở dữ liệu về tài sản hạ tầng đường bộ thuộc địa phương quản lý; tại Bộ Giao thông Vận tải đối với báo cáo tổng hợp tình hình quản lý, sử dụng tài sản hạ tầng đường bộ thuộc phạm vi quản lý và tổng hợp tình hình quản lý, sử dụng tài sản hạ tầng đường bộ trong phạm vi cả nước.

Mọi tổ chức, cá nhân có nhu cầu và năng lực đều được Nhà nước xem xét giao thực hiện việc bảo trì tài sản hạ tầng đường bộ. Nhà thầu thi công dự án đầu tư xây dựng mới tài sản hạ tầng đường bộ được giao thực hiện bảo trì tài sản hạ tầng đường bộ do nhà thầu thi công.

Nghị định quy định Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất đối với quỹ đất thuộc tài sản hạ tầng đường bộ và giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất đối với quỹ đất thuộc tài sản hạ tầng đường bộ có mục đích kinh doanh (Quỹ đất thuộc tài sản hạ tầng đường bộ gồm: Đất thuộc đường bộ và đất thuộc bến xe, bãi đỗ xe, nhà hạt quản lý đường bộ, trạm dừng nghỉ, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí; đất thuộc hành lang an toàn đường bộ; đất trạm bảo dưỡng, sửa chữa, kinh doanh phụ tùng thay thế; trạm cung cấp nhiên liệu).

Tài sản hạ tầng đường bộ được thanh lý trong các trường hợp: Tài sản hạ tầng đường bộ bị hư hỏng không thể sử dụng hoặc việc sửa chữa không có hiệu quả; Phá dỡ tài sản hạ tầng đường bộ cũ để đầu tư xây dựng tài sản hạ tầng đường bộ mới; Cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh quy hoạch giao thông đường bộ làm cho một phần hoặc toàn bộ tài sản hạ tầng đường bộ không sử dụng được vào mục đích ban đầu.

Nghị định cũng quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản hạ tầng đường bộ chuyên dùng; tài sản hạ tầng đường bộ trong thời hạn thực hiện hợp đồng dự án; khai thác tài sản hạ tầng đường bộ và khai thác quỹ đất để tạo vốn phát triển đường bộ

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2013.

Các tin đã đưa ngày: