Nghị định số 32/2014/NĐ-CP về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc, theo đó Nghị định này quy định về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc, bao gồm: Tổ chức giao thông trên đường cao tốc, điều hành giao thông, đảm bảo an toàn giao thông, bảo trì công trình đường cao tốc, xử lý sự cố, tai nạn xảy ra trên đường cao tốc, công tác cứu nạn, cứu hộ, trách nhiệm quản lý và bảo vệ công trình, đường cao tốc.">
Liên kết website

Nghị định số 32/2014/NĐ-CP ngày 22/04/2014 của Chính phủ về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc

05/06/2014

Ngày 22/04/2014 Chính phủ ban hành Nghị định số 32/2014/NĐ-CP về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc, theo đó Nghị định này quy định về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc, bao gồm: Tổ chức giao thông trên đường cao tốc, điều hành giao thông, đảm bảo an toàn giao thông, bảo trì công trình đường cao tốc, xử lý sự cố, tai nạn xảy ra trên đường cao tốc, công tác cứu nạn, cứu hộ, trách nhiệm quản lý và bảo vệ công trình, đường cao tốc.

 

Để đảm bảo an toàn giao thông, Chính phủ yêu cầu công trình đường cao tốc chỉ được khai thác sử dụng khi đảm bảo yêu cầu thiết kế, bảo đảm chất lượng, đạt được các tiêu chuẩn theo quy định và có phương án tổ chức giao thông được phê duyệt. Trung tâm quản lý điều hành giao thông khu vực chịu trách nhiệm giám sát, điu hành hoạt động của các Trung tâm quản lý điều hành giao thông tuyến và điều hành giao thông khu vực thuộc phạm vi quản lý; Trung tâm quản lý điều hành giao thông khu vực kết nối với Trung tâm quản lý điều hành giao thông tuyến qua hệ thống quản lý giám sát giao thông; Trung tâm quản lý điu hành giao thông khu vực là đơn vị sự nghiệp có thu. Kinh phí hoạt động của Trung tâm được bố trí tQuỹ Bảo trì đường bộ Trung ương, trích từ nguồn thu phí của các tuyến cao tốc trong phạm vi qun lý và các nguồn thu hp pháp theo quy định của pháp luật.

Việc tạm không sử dụng một chiều hoặc cả hai chiều của tuyến đường cao tốc được thực hiện trong các trường hợp: Một hoặc nhiều công trình trên đường cao tốc gặp sự cố không thể hoạt động bình thường, ảnh hưởng đến an toàn giao thông trên đường cao tốc; xảy ra tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng bắt buộc phải tạm dừng khai thác; phục vụ yêu cầu quốc phòng, an ninh.

Bên cạnh đó, việc cứu nạn, cứu hộ khi xảy ra tai nạn, sự cố trên đường cao tốc cũng là một nội dung đáng chú ý tại Nghị định này. Cụ thể, khi xảy ra tai nạn, sự cố giao thông, đội cứu nạn, cứu hộ phải có mặt ngay tại hiện trường chậm nhất 30 phút kể từ khi nhận được thông tin để sơ cứu, cấp cứu ban đầu người bị nạn, vận chuyển người bị nạn đến cơ sở y tế gần nhất; thực hiện cứu hộ phương tiện, hàng hóa bị nạn ra khỏi đường cao tốc. Cơ quan công an chỉ huy lực lượng của mình đến ngay hiện trường xảy ra tai nạn, sự cố chậm nhất 30 phút kể từ khi nhận được thông tin, chủ trì phối hợp với các lực lượng giải quyết tai nạn, sự cố; trong thời gian ngắn nhất đưa đường cao tốc vào hoạt động bình thường.

Đồng thời, mọi tổ chức, cá nhân khi phát hiện tai nạn, sự cố phương tiện, sự cố công trình xảy ra trên đường cao tốc có trách nhiệm thông báo cho Trung tâm quản lý điều hành giao thông tuyến hoặc cơ quan công an qua số điện thoại khẩn cấp trên đường cao tốc. Đối với Cảnh sát giao thông thực hiện việc tuần tra, kiểm soát giao thông trên đường cao tốc và thông qua hệ thống giám sát giao thông kịp thời phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ; phối hợp với đơn vị được giao tchức khai thác, bảo trì đường cao tốc phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm quy định bảo vệ công trình, hành lang an toàn đường cao tốc.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/06/2014.

Các tin đã đưa ngày: