Nghị định số 57/2014/NĐ-CP về điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (sau đây gọi tắt là SCIC). ">
Liên kết website

Nghị định số 57/2014/NĐ-CP ngày 16/6/2014 của Chính phủvề điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (sau đây gọi tắt là SCIC)

09/07/2014

Ngày 16/6/2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 57/2014/NĐ-CP về điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (sau đây gọi tắt là SCIC).

 

Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) là doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. SCIC hoạt động dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ theo quy định của pháp luật đối với DN. Vốn điều lệ của SCIC là 50.000 tỷ đồng (năm mươi ngàn tỷ đồng). Mục tiêu hoạt động của SCIC là kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu nhà nước đầu tư tại SCIC và vốn của SCIC đầu tư tại doanh nghiệp khác; hoàn thành các nhiệm vụ khác do chủ sở hữu nhà nước giao; đổi mới phương thức quản lý, nâng cao hiệu quả quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp.

Về cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành của SCIC gồm có Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc, các Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng, bộ máy giúp việc. Hội đồng thành viên của SCIC có 7 thành viên, trong đó có thành viên chuyên trách và thành viên không chuyên trách. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng thành viên không quá 5 năm và có thể được bổ nhiệm lại.

Về chủ sở hữu và đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với SCIC, Nghị định nêu rõ, Nhà nước là chủ sở hữu của SCIC. Chính phủ thống nhất quản lý thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với SCIC; Thủ tướng Chính phủ trực tiếp thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu theo phân công của Chính phủ hoặc ủy quyền cho Bộ Tài chính; Bộ Tài chính thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu theo phân công của Chính phủ hoặc theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ. Hội đồng thành viên của SCIC là đại diện trực tiếp của chủ sở hữu nhà nước đối với SCIC, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với DN và phần vốn góp do SCIC tiếp nhận và đầu tư.

Về quyền, SCIC có quyền lựa chọn và quyết đinh lĩnh vực, hình thức đầu tư và kinh doanh vốn theo nguyên tắc thị trường, bảo đảm hiệu quả có khả năng sinh lời và phù hợp với quy định của pháp luật. Trường hợp thực hiện các nhiệm vụ đầu tư, kinh doanh vốn có mục tiêu chính trị - xã hội do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, SCIC phải tổ chức theo dõi để xác định rõ kết quả việc thực hiện những nhiệm vụ này, báo cáo Bộ Tài chính để thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. SCIC được thành lập, tham gia góp vốn thành lập công ty con, công ty liên kết (bao gồm cả các công ty quản lý quỹ, quỹ đầu tư) sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương; Thực hiện các quyền và trách nhiệm của chủ sở hữu đối với các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà SCIC nắm giữ 100% vốn điều lệ...

Về nghĩa vụ của SCIC, Nghị định nêu rõ, SCIC quản lý, sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước đầu tư và vốn nhà nước tại các DN được giao quản lý theo quy định của pháp luật. SCIC phải báo cáo Bộ Tài chính thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 100% vốn nhà nước được giao quản lý; Báo cáo Bộ Tài chính thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm.

Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 06/8/2014.

Các tin đã đưa ngày: