Liên kết website

TRÁCH NHIỆM THUỘC VỀ AI

03/08/2016

Nhà ông Tuấn làm nghề thủ công mỹ nghệ có thuê rất nhiều người làm. Để tiện cho công việc, ngoài 02 xe mấy của vợ chồng mình, ông Tuấn còn mua thêm 01 chiếc xe máy khác để cho mọi người đi chung. Chìa khóa của chiếc xe đi chung ông hay để ở trong hộc tủ để tiện ai cần đi thì lấy.

Một hôm, ông Tuấn nhờ Kiên đi phô tô tập hồ sơ về hợp đồng để lưu giữ. Ông Tuấn nói:
- Kiên ơi, cháu lấy xe máy đi phô tô tập hồ sơ về hợp đồng thành 2 bản rồi mang về đây cho chú.
Kiên đang có ý định về quê nên khi nghe ông Tuấn nhờ đi phô tô, Kiên vui vẻ nhận lời. Do có việc phải về quê gấp mà hỏi mượn xe máy của ông Tuấn để đi về quê thì ông Tuấn sẽ không đồng ý vì Kiên chưa có bằng lái xe. Nên sau khi phô tô xong Kiên nhờ một người quen mang về nhà cho ông Tuấn nhờ anh ta gửi lời nhắn là Kiên mượn xe của ông về quê 2 ngày. Sau đó, Kiên đi vội vã đi xe về quê.
Sáng hôm sau, Kiên rủ mấy người bạn thân đi ăn sáng, trên đường đi, do mải nói chuyện Kiên không để ý có người đi ngược chiều đang sang đường, xe máy do Kiên điều khiển đã đâm thẳng vào người sang đường. Được tin Kiên gây tai nạn, ông Tuấn vội vàng về quê Kiên xem tình hình thế nào. Vừa về đến nới ông Tuấn đã nghe thấy mấy người hàng xóm nhà Kiên nói chuyện với nhau.
Ông Hà nói: Các ông bà có biết không, tôi nghe nói thằng Kiên mượn xe gây tai nạn khiến người này bị thương nặng, mất hết khả năng lao động và tàn tật suốt đời.
Bà Nụ tiếp lời: Khổ thế không biết, mà nghe đâu thằng Kiên cũng bị gãy chân trái, trầy xước nhiều nơi.
Ông Thành nói: Này các ông bà, tôi được biết cái xe máy mà thằng kiên lái là của ông chủ nơi thằng Kiên làm việc cho mượn đấy.
Nghe thấy vậy ông Tuấn liền tham gia ngay: Chào các bác, tôi xin tự giới thiệu tôi là Tuấn – chủ xưởng thủ công mỹ nghệ nơi Kiên làm việc, vừa rồi tôi có nghe các bác nói chuyện, nhưng tôi phải đính chính lại là tôi không có cho thằng Kiên mượn xe mà là nó không xin phép, tự ý lấy xe của tôi về quê.
Ông hàng Hà tỏ vẻ am hiểu tiếp lời: khổ thân anh quá, cho mượn xe lại phải tội. Tôi nghe nói anh là chủ xe nên phải là người có trách nhiệm phải liên đới bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật của Kiên gây ra. Nghe đâu hàng tháng phải chu cấp tiền cấp dưỡng cho người bị thiệt hại và nuôi 2 đứa con của người này đến khi chúng đủ 18 tuổi đấy.
Nghe thấy vậy ông Tuấn bủn rủn cả người, ông Tuấn một mực khẳng định:
Tôi không liên quan gì đến vụ tai nạn nên không có trách nhiệm bồi thường, vì thằng Kiên gây tai nạn chứ không phải tôi, ngay cả việc Kiên tự ý lấy xe của tôi để về quê là do lỗi của Kiên chứ không phải tôi giao xe cho Kiên nên họ không thể yêu cầu ông bồi thường.
Đang tranh cãi nhau, thì lúc này anh Quang – công an xã đi qua. Mọi người thấy vậy liện gọi anh Quang vào kể rõ mọi chuyên rồi hỏi luôn việc xử lý sẽ như thế nào. Nghe rõ sự tình, anh Quang liền nói:
    Theo quy định tại khoản 1 Điều 601 Bộ luật dân sự năm 2015 thì nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.
     Bà Nụ nhanh nhảu tiếp lời: Thế phương tiện giao thông vận tải cơ giới gồm những loại nào hả anh Quang?
     Anh Quang trả lời: Theo khoản 18 Điều 3 Luật giao thông đường bộ năm 2008 thì Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.
     Anh Quang nói tiếp : vì vậy, xe máy là 1 nguồn nguy hiểm cao độ. Chủ sở hữu xe máy  phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển theo đúng quy định pháp luật.
          Thế trường hợp của thằng Kiên thì xử lý thế nào hả Anh Quang – ông Thanh  hỏi:
     Anh Quang trả lời: Trong trường hợp này, vì anh Kiên tự ý lấy xe máy của ông Tuấn đi sau đó gây tai nạn. Mặc dù, ông Tuấn không là người trực tiếp giao xe cho Kiên đi nhưng ông là người có lỗi trong việc không trông nom, bảo quản chiếc xe máy của mình không đúng quy định.
Việc chiếc chìa khoá xe máy được treo vào đinh trên tường ở 1 chỗ nhất định thể hiện ông không quản lý chiếc xe máy chặt chẽ mà bất kỳ người nào làm thuê cho ông đều biết chỗ để chìa khoá xe máy và có thể lấy đi. Và cụ thể đối với trường hợp của Kiên, ông đã đưa xe máy cho Kiên đi mặc dù không phải về quê mà đi phô tô hợp đồng trong khi không biết Kiên có bằng lái xe máy hay chưa. Luật pháp quy định ông phải bảo quản chiếc xe không chỉ ngoài việc giữ gìn tài sản cá nhân mà phải trông nom, có biện pháp quản lý (vì chiếc xe máy là nguồn nguy hiểm cao độ) để người khác không được sử dụng nếu người đó chưa đủ điều kiện sử dụng (chưa có bằng lái xe).
Theo quy định tại khoản 4, Điều 601 Bộ luật dân sự năm 2015 “Khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thi phải liên đới bồi thường thiệt hại” Do vậy, ông Tuấn là người có lỗi trong việc để anh Kiên (kể cả những người làm công khác trong nhà ông) được quyền đi xe máy mà ông không quan tâm xem họ có đủ năng lực hay không. Tức là họ có được pháp luật cho phép điều khiển phương tiện xe máy, mô tô khi tham gia giao thông chưa (được cấp giấy phép lái xe chưa).
Vì vậy khi Kiên gây tai nạn khiến nạn nhân bị thương nặng và tàn tật suốt đời thì ông Tuấn phải có trách nhiệm liên đới cùng anh Kiên bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại.
Nghe vậy, ông Tuấn liền chào bà con đi về hướng nhà Kiên và tự nhủ lỗi cũng do mình mà ra còn trách ai được
Các tin cũ hơn
Các tin đã đưa ngày: