Liên kết website

HI VỌNG

03/08/2016

Thẫn thờ ngồi trước phòng xử án khi mọi người đã về hết, đôi mắt đỏ hoe, chị Hoa nhìn vào khoảng không vô định. Hôm nay Tòa án đã tuyên Ngân hàng X có quyền bán đấu giá căn nhà của vợ chồng chị để thanh toán khoản nợ mà vợ chồng chị vay đã quá hạn nhưng không trả được nợ.

Món nợ này do chồng chị đứng tên vay dùm người em trai của anh, nhưng hiện giờ không tìm ra chú ấy. Tài sản thế chấp cho khoản vay đó chính là ngôi nhà mà chị đang ở - cũng là ngôi nhà chị và chồng đã tích cóp từng đồng để xây dựng nên. Anh đột ngột qua đời, để lại chị và 3 đứa con thơ dại.
Phòng xử án bên cạnh, Luật sư Nam cùng khách hàng cũng vừa bước ra sau khi anh bảo vệ thành công quyền lợi cho khách hàng của mình. Khách hàng ngỏ ý muốn mời Luật sư đi ăn, nhưng anh lấy lý do đang có việc gấp, xin phép hẹn lại khách vào một dịp khác.
Hình ảnh người phụ nữ với gương mặt ánh lên vẻ khắc khổ làm anh chú ý. Gương mặt với làn da rám nắng, đôi mắt đã thâm quầng và sâu cho thấy đã mấy đêm không ngủ và lo lắng nhiều. Động lòng trắc ẩn, anh tiến đến gần chị hỏi chuyện.
  • Chào chị, trông chị không được khỏe lắm. Chị có cần tôi giúp đỡ gì không?
  • Chị Hoa giật mình ngước lên nhìn. Trước mặt chị là người đàn ông chững chạc, đang nhìn chị bằng ánh mắt đầy vẻ quan tâm. Chị thấy mọi người hầu hết đều rất vội vã và bàng quan,…Bất chợt có người hỏi chuyện nên chị tỏ ra đề phòng:
  • Vâng cảm ơn anh, tôi không sao! Chị nói.
Cảm nhận được sự bối rối của chị, anh vội nói:
  • Xin lỗi nếu chị thấy đường đột. Tôi là Luật sư. Sáng nay tôi tham gia phiên tòa ở đây.
Biết anh là Luật sư, đôi mắt chị ánh lên chút gì đó như hi vọng. Nhưng rồi chợt nhận ra điều gì đó, chị lại buồn. Chị biết rõ hoàn cảnh của mình, sao có tiền thuê Luật sư chứ. Nhưng chị cũng giãi bày:
  • Cảm ơn Luật sư! Sáng nay tôi tham gia phiên tòa ở đây. Mẹ con tôi sắp không biết đi đâu về đâu nữa. Nhà tôi sắp bị lấy đi mất rồi. Nói rồi chị vừa khóc vừa kể lại hoàn cảnh của mình…
  • Nếu chị đồng ý, tôi có thể giúp đỡ chị. Anh nói với vẻ nghiêm túc.
  • Cảm ơn anh! Nhưng anh thấy đấy, mẹ con tôi còn lo từng bữa cơm. Tôi…tôi không đủ tiền để thuê Luật sư đâu.
  • Chị cứ yên tâm. Tôi muốn giúp đỡ gia đình chị, tôi luôn cho rằng việc giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn là trách nhiệm của mình.
  • Vậy tôi giờ phải làm gì hả Luật sư? Tòa cũng đã tuyên án rồi.
  • Phiên Tòa hôm nay là phiên tòa sơ thẩm, nếu chị thấy không thỏa mãn với bản án của Tòa đã tuyên thì có quyền kháng cáo, Tòa án sẽ tiến hành xem xét và thụ lý để giải quyết theo thủ tục phúc thẩm.
  • Kháng cáo và thủ tục phúc phẩm là như thế nào hả Luật sư?
  • Kháng cáo là một quyền của của đương sự. Theo quy định tại Điều 271 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì chị là người có quyền kháng cáo. Thủ tục phục thẩm sẽ được tiến hành khi có kháng cáo của đương sự. Đây được hiểu là thủ tục xét xử lại bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo. Việc làm này nhằm bảo đảm mỗi bản án trước khi thi hành được chính xác và nó được thực hiện bởi tòa án cấp trên trực tiếp của tòa án đã xét xử chị ạ.
  • Vậy tôi cần làm những gì ạ?
  • Thủ tục giải quyết vụ án tại cấp phúc thẩm được quy định cụ thể tại Phần thứ 3, từ Điều 270 đến Điều 315 Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2015. Trong thời hạn 15 ngày tới, chị cần làm đơn kháng cáo và gửi đến Tòa án X này – là Tòa án đã tuyên bản án sơ thẩm. Trong đơn kháng cáo cần nêu rõ lý do của việc kháng cáo và yêu cầu của chị. Kèm theo đơn kháng cáo chị cần bổ sung thêm các tài liệu chứng cứ để chứng minh căn cứ kháng cáo. Tòa án cấp sơ thẩm sẽ thông báo để chị nộp tiền tạm ứng án phí và sau đó gửi hồ sơ vụ án lên Tòa án cấp phúc thẩm để tiến hành thụ lý vụ án.
  • Làm sao mà tôi biết Tòa phúc thẩm đã thụ lý vụ án của mình trong khi đơn thì tôi gửi cho Tòa sơ thẩm?
  • Vâng, theo Luật quy định thì Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi hồ sơ vụ án, đơn kháng cáo và tài liệu, chứng cứ bổ sung kèm theo cho Tòa án cấp phúc thẩm trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, người kháng cáo đã nộp cho Tòa án cấp sơ thẩm biên lai thu tiền tạm ứng án phí phúc thẩm. Khi Tòa án cấp phúc thẩm thụ lý vụ án thì sẽ có thông báo gửi cho chị.
  • Vậy tôi phải chờ bao lâu thì Tòa án sẽ tiến hành xét xử lại? Chị Hoa băn khoăn.Bộ luật TTDS 2015, điều 286 quy định thời hạn chuẩn bị xét xử của tòa án cấp phúc thẩm là 2 tháng kể từ ngày thu lý vụ án. Trường hợp vụ án có tính chất phức tạp thì có thể kéo dài nhưng không được quá 01 tháng. Sau đó, Tòa án cấp phúc thẩm sẽ quyết định đưa vụ án ra xét xử hay không. Trường hợp đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm thì trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa phúc thẩm; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.
  • Như vậy là tối đa trong 5 tháng Tòa án sẽ xét xử phúc thẩm sau khi thụ lý đơn kháng cáo của tôi là hợp lệ đúng không Luật sư?
  • Đúng vậy. Ngoài ra trong trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm, chị có thể cung cấp tài liệu, chứng cứ để bảo vệ quyền lợi của mình. Về nội dung này, tôi sẽ nghiên cứu hồ sơ và hướng dẫn chị cụ thể.
  • Luật sư ơi? Liệu tôi có thể giành lại được ngôi nhà không?
  • Tôi chưa hứa trước với chị điều gì được vì còn tùy thuộc vào hồ sơ vụ án và mọi việc phải tuân theo quy định pháp luật. Nhưng chị yên tâm là tôi sẽ cố gắng hết sức để bảo vệ quyền và  lợi ích hợp pháp cho chị.
  • Vâng ạ! Trăm sự nhờ Luật sư. Tôi sẽ cố gắng chuẩn bị các giấy tờ theo hướng dẫn của Luật sư. Còn một tia hi vọng thì tôi cũng phải thử!!
Các tin đã đưa ngày: