Liên kết website

Thái Bình: Xây dựng và khai thác Tủ sách pháp luật

23/07/2015

“100% xã, phường, thị trấn xây dựng được Tủ sách pháp luật, trong đó 123  xã, phường, thị trấn có 02 Tủ sách pháp luật. Qua 5 năm thực hiện Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Tủ sách pháp luật đang khẳng định được vị trí là một thiết chế văn hóa pháp lý quan trọng ở cơ sở, đáp ứng nhu cầu tra cứu tìm hiểu pháp luật của cán bộ và nhân dân trên địa bàn tỉnh…”

 

Triển khai Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đến nay 100% xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh được trang bị Tủ sách pháp luật (TSPL). Các cấp uỷ, chính quyền địa phương luôn xác định thông qua TSPL là một hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật quan trọng. TSPL được bổ sung hàng năm, đáp ứng một phần nhu cầu tìm hiểu pháp luật cho cán bộ và nhân dân, hỗ trợ đắc lực cho chính quyền địa phương triển khai, giải quyết các công việc đảm bảo đúng pháp luật, kịp thời và có hiệu quả.

Từ tháng 12/2010, toàn tỉnh đã có 100% số xã, phường, thị trấn được trang bị TSPL. Tháng 12/2011, tỉnh Thái Bình hoàn thành việc cung cấp 115 TSPL mới cho 07 Phòng Tư pháp và 108 xã, phường, thị trấn, cung cấp bổ sung sách pháp luật cho 178 đơn vị cấp xã.  Năm 2011, toàn tỉnh 114 xã có 02 tủ sách pháp luật. Đối với cấp tỉnh, có 27 cơ quan, đơn vị, trường học; 80 cơ quan, đơn vị, cấp huyện, xây dựng TSPL. Tháng 12/2014, Sở Tư pháp cung cấp thêm 09 TSPL cho các xã do ngành Tư pháp liên kết xây dựng nông thôn mới, nâng tổng số xã có 02 TSPL là 123 xã. Điển hình như: xã Vân Trường, Nam Hưng, Đông Quý (Tiền Hải), Thái Tân (Thái Thụy), An Châu (Đông Hưng), Chí Hòa (Hưng Hà), Vũ Hòa (Kiến Xương), Đông Thọ (Thành phố), Tân Phong (Vũ Thư). Cấp bổ sung 12 đầu sách pháp luật mới cho TSPL tại các xã Quỳnh Minh (Quỳnh Phụ), Vũ Lạc (Thành phố), Phú Châu (Đông Hưng). Tháng 01/2015, Sở Tư pháp tiếp tục cấp phát thêm 13 Tủ và sách pháp luật về đến các thôn của  xã Vân Trường, Nam Hưng và 01 thôn của xã Nam Thịnh huyện Tiền Hải. Tháng 3/2015, cấp thêm 01 TSPL và 49 đầu sách mới cho UBND xã Tiến Đức huyện Hưng Hà.

Phục vụ nhu cầu khai thác sách, tài liệu pháp luật hiện nay TSPL được để tại Phòng tiếp dân, bộ phận Một cửa của UBND xã, phường, thị trấn, Trung tâm học tập cộng đồng hay bộ phận văn thư của cơ quan, đơn vị. Ở một số địa phương có cách làm sáng tạo, địa điểm đặt TSPL tại Nhà văn hóa thôn như xã Vân Trường, Nam Thịnh; đình làng, nơi hội họp của cộng đồng dân cư ở xã Nam Hưng huyện Tiền Hải đã thu hút được người đọc, tra cứu; phát huy được thế mạnh của Tủ sách pháp luật, đưa thông tin pháp luật về đến gần người dân hơn. Trung bình mỗi Tủ sách pháp luật có từ 120- 150 đầu sách. Trong đó, có nhiều địa phương có TSPL đạt từ 200 đến 500 đầu sách. Tháng 12/2010, mỗi TSPL được cấp phát thêm 29 đầu sách mới, trong số này có nhiều đầu sách pháp luật thực sự cần thiết đối với việc phục vụ nhiệm vụ chính trị và xây dựng nông thôn mới của địa phương và cán bộ chính quyền ở cơ sở như: Luật Đất đai và các quy định mới về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất, xử phạt vi phạm hành chính, quy hoạch giá đất, bồi thường hỗ trợ tái định cư; Hướng dẫn thủ tục hành chính tại các cấp chính quyền cơ sở quận, huỵên, thị xã, xã, phường, thị trấn; Hệ thống các văn bản về xây dựng nông thôn mới ở Thái Bình; Cẩm nang nghiệp vụ công tác tài chính ngân sách, kinh tế, đất đai, xây dựng, cư trú, tư pháp hộ tịch, an ninh trật tự, văn hoá y tế giáo dục; khiếu nại tố cáo, bố trí sử dụng cán bộ công chức dành cho xã, phường, thị trấn, Luật Nuôi con nuôi, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp... Hàng năm, khi Quốc hội ban hành văn bản pháp luật mới, Sở Tư pháp đều trang bị bổ sung cho từng Tủ sách pháp luật trên địa bàn các văn bản luật như: Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Tiếp công dân, Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Hòa giải ở cơ sở, Luật Hôn nhân và Gia đình, Sổ tay nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở …

Tủ sách pháp luật  được giao cho cán bộ Tư pháp - Hộ tịch quản lý. Hàng năm, cán bộ Tư pháp – Hộ tịch đều được Sở Tư pháp tập huấn nghiệp vụ quản lý, khai thác, sử dụng TSPL thông qua các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Tư pháp, qua các chương trình đào tạo của Khoa Luật - Đại học Thái Bình. Tuy nhiên, cán bộ quản lý tủ sách hầu hết là kiêm nhiệm, công việc của cán bộ Tư pháp hiện tại đảm nhiệm quá nhiều, nên chưa quan tâm đúng mức, chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm đến công tác TSPL. Việc quản lý, bảo quản tài liệu của Tủ sách pháp luật khoa học và đúng quy định. Các tài liệu trong tủ sách được chính quyền các cấp cơ sở bảo quản chặt chẽ, có lập sổ thống kê đầu sách, tên sách để quản lý, lập sổ theo dõi số lượng người đọc, tham khảo, mượn sách, nghiên cứu. Hàng năm, đa số Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn đều tiến hành rà soát các loại sách theo danh mục để bổ sung. Qua công tác kiểm tra nhận thấy việc sắp xếp tủ sách pháp luật tại các xã, phường, thị trấn và cơ quan, đơn vị đảm bảo thuận lợi, khoa học.

Theo số liệu khảo sát, thống kê 85% đối tượng phục vụ chủ yếu của TSPL là phục vụ cho việc nghiên cứu, tra cứu và đọc tại chỗ của cán bộ xã, cán bộ của các ban, ngành, đoàn thể, đối tượng nhân dân khai thác sử dụng còn rất hạn chế. Thời gian phục vụ nhu cầu khai thác sách là tất cả các ngày làm việc trong tuần với hình thức là cho mượn hoặc đọc tại chỗ, đa số các xã, phường thị trấn đều có sổ theo dõi, nội quy, quy chế mượn, đọc sách, báo, tài liệu pháp luật. Chính quyền cơ sở luôn tuyên truyền, vận động học tập, tìm hiểu pháp luật, khai thác, sử dụng TSPL qua hệ thống loa phát thanh của xã.

Ngoài loại hình Tủ sách pháp luật tại các cơ quan đơn vị, các xã phường thị trấn, tỉnh Thái Bình còn có mô hình 13 Tủ sách pháp luật đặt tại Nhà văn hóa thôn, đình làng, nơi hội họp của nhân dân, những loại hình khác như Tủ sách dòng họ, Không gian đọc” đang phát huy hiệu quả thu hút số lượng tra cứu, tìm hiểu khi có băn khoăn, vướng mắc về pháp luật, góp phần đáp ứng nhu cầu tìm hiểu pháp luật của nhân dân.

Tủ sách pháp luật đang khẳng định vị trí là một thiết chế văn hóa pháp lý quan trọng ở cơ sở. Trước hết, cung cấp thông tin pháp luật kịp thời, đầy đủ cho cán bộ chính quyền cấp xã nghiên cứu áp dụng vào các hoạt động quản lý xã hội, từng bước đưa pháp luật vào cuộc sống, giảm bớt sự lúng túng hoặc tùy tiện trong thi hành công vụ do thiếu hiểu biết pháp luật, góp phần nâng cao dân trí. Là nguồn thông tin, tài liệu phục vụ trực tiếp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân cơ sở. Từ nguồn thông tin, tài liệu quan trọng này cán bộ xã, thôn, tổ dân phố, tuyên truyền viên pháp luật, hòa giải viên cơ sở đã khai thác có hiệu quả vào hoạt động đưa pháp luật đến với người dân bằng nhiều kênh khác nhau. nơi để mọi người dân địa phương đến tìm hiểu, tra cứu thông tin pháp luật khi có nhu cầu; nơi khuyến khích tinh thần tích cực, tự phát huy của mọi tổ chức, cá nhân trong việc tìm hiểu chính sách pháp luật của Nhà nước.

Tô Hoàng

Các tin đã đưa ngày: