Thông tư số 21/2013/TT-BTP quy định trình tự, thủ tục công nhận, miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật; công nhận, cho thôi làm tuyên truyền viên pháp luật và một số biện pháp bảo đảm hoạt động của báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật.">
Liên kết website

Quy định mới về trình tự, thủ tục công nhận báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật

12/02/2014

Ngày 18/12/2013, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư số 21/2013/TT-BTP quy định trình tự, thủ tục công nhận, miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật; công nhận, cho thôi làm tuyên truyền viên pháp luật và một số biện pháp bảo đảm hoạt động của báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật.

 

Theo đó, trình tự, thủ tục công nhận báo cáo viên pháp luật được quy định như sau:

Bước 1: Lập danh sách

- Tổ chức pháp chế, đơn vị được giao phụ trách công tác pháp chế hoặc công tác phổ biến, giáo dục pháp luật lựa chọn, lập danh sách cán bộ, công chức, viên chức thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và sỹ quan trong lực lượng vũ trang nhân dân có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Khoản 2 Điều 35 Luật PBGDPL trình Lãnh đạo Bộ, ngành, đoàn thể xem xét, lập hồ sơ đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật.

- Tổ chức pháp chế, đơn vị được giao phụ trách công tác pháp chế hoặc công tác phổ biến, giáo dục pháp luật lựa chọn, lập danh sách cán bộ, công chức, viên chức thuộc cơ quan chuyên môn của UBND cấp tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh và sỹ quan trong Công an cấp tỉnh, Bộ Tư lệnh Thủ đô, Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Bộ chỉ huy biên phòng cấp tỉnh có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 2 Điều 35 của Luật PBGDPL trình Lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị xem xét, lập hồ sơ gửi Sở Tư pháp tổng hợp, trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật.

- Cơ quan chuyên môn của UBND cấp huyện, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện, Công an cấp huyện, Ban chỉ huy quân sự cấp huyện lựa chọn, lập hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức, sỹ quan trong lực lượng vũ trang nhân dân có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 2 Điều 35 của Luật PBGDPL gửi Phòng Tư pháp tổng hợp, trình Chủ tịch UBND cấp huyện xem xét, quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật.

Bước 2: Lập hồ sơ

Hồ sơ đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật được lập thành 01 bộ, bao gồm:

- Công văn đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật của cơ quan, tổ chức;

- Danh sách trích ngang người được đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật (theo mẫu).

Bước 3: Nộp hồ sơ

Hồ sơ đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật được nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện đến cơ quan có thẩm quyền quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật theo quy định tại Khoản 3 Điều 35 của Luật PBGDPL, ngoài bì ghi rõ hồ sơ đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật.

Bước 4. Ra quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật xem xét, ra quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật.

Quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật được gửi tới cơ quan, tổ chức đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật và báo cáo viên pháp luật; được thông báo công khai trên Cổng thông tin điện tử hoặc niêm yết tại trụ sở của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

 

Trình tự, thủ tục công nhận tuyên truyền viên pháp luật gồm ba bước

Bước 1: Trong Tháng 6 và Tháng 12 hằng năm, Trưởng ban công tác Mặt trận lập danh sách những người có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật PBGDPL gửi công chức Tư pháp - Hộ tịch.

Bước 2:  Công chức Tư pháp - Hộ tịch xem xét, tổng hợp danh sách những người có đủ tiêu chuẩn làm tuyên truyền viên pháp luật, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, công nhận tuyên truyền viên pháp luật.

Bước 3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được danh sách đề nghị công nhận tuyên truyền viên pháp luật của công chức Tư pháp – Hộ tịch, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, ra quyết định công nhận tuyên truyền viên pháp luật.

Các tin đã đưa ngày: