Liên kết website

Đoàn kiểm tra Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục Pháp luật trung ương làm việc tại huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng

13/11/2023

Thực hiện Kế hoạch số 1961/KH-HĐPH ngày 17/5/2023, Quyết định số 2573/QĐ-HĐPH ngày 31/10/2023 của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương về việc kiểm tra và thành lập Đoàn kiểm tra tại tỉnh Cao Bằng, tỉnh Bắc Kạn, sáng 13/11/2023, Đoàn kiểm tra của Hội đồng trung ương do đồng chí Nguyễn Thanh Tịnh, Thứ trưởng Bộ Tư pháp, Phó Chủ tịch Hội đồng làm Trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) và tình hình hoạt động của Hội đồng phối hợp PBGDPL huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.

Đồng chí Nguyễn Anh Quế, tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy; đồng chí Nông Văn Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện và đồng chí Chu Thị Vinh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch Hội đồng phối hợp PBGDPL huyện Trùng Khánh đã chủ trì làm việc với Đoàn kiểm tra cùng với các thành viên Hội đồng phối hợp PBGDPL huyện và đại diện lãnh đạo 12 xã trên địa bàn huyện. Tham dự buổi kiểm tra còn có đồng chí Bàn Thanh Hiền, tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Cao Bằng.      
Tại buổi làm việc, Hội đồng phối hợp PBGDPL huyện Trùng Khánh đã báo cáo về những kết quả đạt được trong triển khai công tác PBGDPL, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật cũng như tình hình hoạt động của Hội đồng huyện từ năm 2022 cho tới nay. Theo đó, công tác PBGDPL trên địa bàn huyện đã đạt được một số kết quả nổi bật như đã tổ chức 396 cuộc PBGDPL trực tiếp với 18.241 lượt người tham dự, phát hành 2.109 bản tài liệu; từ năm 2022 đến nay đã định kỳ hàng quý tổ chức 06 Hội nghị trực tuyến giới thiệu các văn bản pháp luật mới; biên soạn và cấp phát 146 bản tin Tư pháp. Công tác PBGDPL trên địa bàn huyện
Về PBGDPL cho các đối tượng đặc thù, với đặc điểm là một huyện miền núi, biên giới, diều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, là một trong sáu huyện nghèo của tỉnh Cao Bằng, Nhân dân trên địa bàn huyện Trùng Khánh đều thuộc đối tượng đặc thù quy định tại điều 17 của Luật PBGDPL (là người dân ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn). Do đó, công tác PBGDPL được thực hiện trên địa bàn đều hướng tới đối tượng đặc thù. Nhiều hoạt động PBGDPL đã được triển khai bằng tiếng dân tộc như tiếng Tày, Nùng.

Về truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, Hội đồng phối hợp PBGDPL huyện đã chỉ đạo tăng cường công tác truyền thông các nội dung dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) để người dân đóng góp ý kiến, phổ biến các quy định của Luật cư trú trong triển khai thực hiện Đề án 06, các quy định về cấp phiếu Lý lịch tư pháp... 
Hệ thống trường học trực thuộc sự quản lý của huyện gồm 63 cơ sở; trong đó có 25 trường mầm non, 18 trường tiểu học, 08 trường trường tiểu học và trung học cơ sở, 10 trường Trung học cơ sở và 02 trường phổ thông dân tộc nội trú với tổng số trên 14.124 học sinh và hơn 1.464 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Trong thời gian qua, huyện đã tổ chức 135 buổi PBGDPL trực tiếp; 34 cuộc thi tìm hiểu pháp luật, các buổi sinh hoạt ngoại khóa cho đối tượng học sinh, sinh viên tai các cơ sở đào tạo trên địa bàn.
Đối với UBND huyện, hàng năm bố trí kinh phí từ ngân sách nhà nước phân bổ thường xuyên cho hoạt động PBGDPL là 40 triệu đồng/năm phục vụ cho công tác phổ biến giáo dục pháp luật như: tổ chức các hội nghị, lớp tập huấn, phổ biến pháp luật mới, in tài liệu, treo băng rôn, khẩu hiệu... Đối với UBND các xã, thị trấn: tùy theo tình hình thực tế và nhiệm vụ chi hàng năm để cân đối chi cho công tác PBGDPL trong năm 2022 các xã, thị trấn chi cho công tác này là 166.560.000 đồng, một số đơn vị chưa bố trí được kinh phí cho công tác PBGDPL: Đoài Dương, Ngọc Khê, Phong Châu. 6 tháng đầu năm 2023 cấp xã đã chi cho công tác này là 73.230.000 đồng.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Hội đồng huyện đã nêu lên một só hạn chế của công tác PBGDPL, hòa giải ở cơ sở và chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn như: kinh phi dành cho công tác PBGDPL từ nguồn ngân sách chưa đáp ứng yêu cầu đa dạng hình thức, nội dung PBGDPL và các nhiệm vụ phát sinh trong công tác; báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật chưa được tập huấn chuyên sâu đều dặn, chủ yếu là kiêm nhiệm nên dẫn đến chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ; chất lượng các hội nghị trực tuyến còn chưa bảo đảm; chưa biên tập tài liệu PBGDPL bằng tiếng dân tộc thiểu số.
Tại buổi làm việc, Hội đồng huyện có một số đề xuất như đề xuất ngân sách trung ương cấp thêm kinh phí cho công tác PBGDPL trên địa bàn huyện để bảo đảm chất lượng, hiệu quả; đề nghị Bộ Tư pháp mở các lớp tập huấn về nghiệp vụ, trao đổi về cách làm, kinh nghiệm thực tiễn... cho các lãnh đạo và chuyên viên Phòng Tư pháp, công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã được có cơ hội giao lưu, học hỏi kinh nghiệm của các địa phương khác trên phạm vi cả nước và đề nghị Sở Tư pháp tỉnh Cao Bằng thường xuyên có kế hoạch tập huấn bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng tuyên truyền cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật cấp huyện, tuyên truyền viên pháp luật cấp xã
Các thành viên Đoàn kiểm tra Hội đồng trung ương đánh giá cao sự chuẩn bị của Hội đồng huyện. Để làm rõ hơn thực trạng công tác PBGDPL trên địa bàn huyên, các thành viên Đoàn kiểm tra đã nêu ra một số vấn đề trao đổi, thảo luậ tại buổi làm việc, cụ thể như: (i) việc triển khai công tác hòa giải ở cơ sở và xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; (ii) công tác phối hợp triển khai hoạt động PBGDPL tại cấp cơ sở, đặc biệt ở khu vực biên giới của lực lượng bộ đội biên phòng, công an, thanh thiếu niên; (iii) Việc xây dựng, triển khai các mô hình PBGDPL hiệu quả, đặc thù cho đối tượng đồng bào dân tộc thiểu số; (iv) Với cơ cấu dân số đa phần là người làm nông đề nghị làm rõ hơn về thực trạng triển khai công tác PBGDPL trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn; (v) Làm rõ cơ cấu thành phần đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật là người dân tộc thiểu số hoặc biết tiếng dân tộc; (vi) Việc phát huy vai trò của các thành viên Hội đồng phối hợp PBGDPL trong chỉ đạo, tổ chức các hoạt động PBGDPL trên địa bàn huyện.
Kết luận buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Thanh Tịnh – Trưởng đoàn Đoàn kiểm tra đồng tình với định hướng triển khai công tác PBGDPL của Hội đồng huyện. Cấp ủy huyện Trùng Khánh đã phát huy đúng trách nhiệm, vai trò của mình trong huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong công tác PBGDPL. Trong triển khai, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng công tác PBGDPL trên địa bàn huyện đã triển khai khá toàn diện và có nhiều sự sáng tạo như đã huy động đại diện các đồn biên phòng tham gia Hội đồng phối hợp PBGDPL cấp huyện. Về các đề xuất, kiến nghị của huyện, Đoàn kiểm tra ghi nhận và sẽ tham mưu các cấp có thẩm quyền để có các giải pháp, hoạt động phù hợp để bảo đảm chất lượng công tác PBGDPL trên địa bàn huyện trong thời gian tới.

T.K
Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật

Các tin đã đưa ngày: