Chương trình phối hợp số 14/2002/CTPH-TP-PN ngày 02/10/2002 về phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho phụ nữ; nhận ra những hạn chế, vướng mắc, khó khăn, rút ra những bài học kinh nghiệm, xác định phương hướng, nội dung, nhiệm vụ mới cần phối hợp và giải pháp để tiếp tục tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho phụ nữ, góp phần thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch số 1681/BTP-PBGDPL về tổng kế 10 năm thực hiện chương trình, gồm những nội dung chính sau:">
Liên kết website

  Kế hoạch tổng kết 10 năm Chương trình phối hợp số 14/2002/CTPH-TP-PN ngày 02/10/2002 về phổ biến giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho phụ nữ

02/05/2012

Đánh giá kết quả 10 năm thực hiện Chương trình phối hợp số 14/2002/CTPH-TP-PN ngày 02/10/2002 về phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho phụ nữ; nhận ra những hạn chế, vướng mắc, khó khăn, rút ra những bài học kinh nghiệm, xác định phương hướng, nội dung, nhiệm vụ mới cần phối hợp và giải pháp để tiếp tục tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho phụ nữ, góp phần thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch số 1681/BTP-PBGDPL về tổng kế 10 năm thực hiện chương trình, gồm những nội dung chính sau:

- Về thời gian tổng kết: Việc tổng kết được thực hiện từ cơ sở; số liệu tính từ tháng 02/2002 đến tháng 3/2012. Sở Tư pháp, Hội Liên hiệp phụ nữ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp chỉ đạo xây dựng và thực hiện kế hoạch tổng kết của địa phương bằng các hình thức phù hợp và gửi báo cáo kết quả tổng kết Bộ Tư pháp, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam trước ngày 30/7/2012. Hội nghị Tổng kết cấp Trung ương dự kiến sẽ được tổ chức vào tháng 10/2012 ở hai miền.

- Về nội dung tổng kết:

+ Việc tổng kết phải đánh giá công tác chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện Chương trình phối hợp số 14/2002/CTPH-TP-PN: Ban hành các văn bản tổ chức thực hiện Chương trình phối hợp, xây dựng, thực hiện cơ chế phối hợp giữa cơ quan Tư pháp, Hội phụ nữ các cấp trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho phụ nữ kể từ khi ban hành Chương trình phối hợp.

+ Đánh giá kết quả đạt được trong tổ chức triển khai thực hiện Chương trình: Nhận thức, trách nhiệm của cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể ở Trung ương và các địa phương trong công tác phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho phụ nữ; Hình thức, biện pháp phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho phụ nữ được địa phương áp dụng, nhấn mạnh các hình thức đang được áp dụng có hiệu quả; Công tác phối hợp kiểm tra việc chỉ đạo và triển khai thực hiện Chương trình, đánh giá kết quả và khen thưởng đối với những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Chương trình; Kinh phí thực hiện các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho phụ nữ; những khó khăn, vướng mắc, hạn chế trong tổ chức triển khai Chương trình và nguyên nhân của những hạn chế đó; đề xuất, kiến nghị về phương hướng, giải pháp nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho phụ nữ.

Các tin đã đưa ngày: