Luật xử lý vi phạm hành chính (VPHC) số 15/2012/QH13 đã được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 03 thông qua ngày 20/06/2012. Luật này quy định về xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp xử lý hành chính.">
Liên kết website

Luật xử lý vi phạm hành chính

07/08/2012

Ngày 02/7/2012, Chủ tịch nước ký Lệnh số 13/2012/L-CTN về việc công bố Luật xử lý vi phạm hành chính (VPHC) số 15/2012/QH13 đã được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 03 thông qua ngày 20/06/2012. Luật này quy định về xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp xử lý hành chính.

Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính về cơ bản được kế thừa trên cơ sở Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, có bổ sung hình thức xử phạt mới là đình chỉ hoạt động có thời hạn và quy định áp dụng linh hoạt giữa hình thức xử phạt chính và hình thức xử phạt bổ sung đối với cùng một hình thức xử phạt vi phạm hành chính.

Mức phạt tối thiểu và tối đa cũng được quy định cao hơn, cụ thể: Mức phạt tối thiểu được điều chỉnh từ 10.000 đồng lên 50.000 đồng; mức phạt tối đa được điều chỉnh lên 02 tỷ đồng đối với tổ chức và 01 tỷ đồng đối với cá nhân vi phạm trong hoạt động quản lý các vùng biển, đảo và thềm lục địa, quản lý hạt nhân và chất phóng xạ, tiền tệ, ngân hàng…

Riêng đối với các vi phạm trong các lĩnh vực giao thông đường bộ, bảo vệ môi trường, an ninh trật tự, an toàn xã hội, mức phạt tiền trong khu vực nội thành của thành phố trực thuộc Trung ương có thể cao hơn nhưng tối đa không quá 02 lần mức phạt chung áp dụng đối với cùng hành vi vi phạm.

Luật cũng ghi nhận mức phạt tiền được quy định trong các luật khác như luật quản lý thuế, đo lường, sở hữu trí tuệ, an toàn thực phẩm, chất lượng sản phẩm hàng hóa, chứng khoán, hạn chế cạnh tranh và quy định mức phạt tối đa đối với các lĩnh vực quản lý nhà nước là mức phạt áp dụng đối với cá nhân, mức phạt đối với tổ chức được áp dụng đối với cá nhân, mức phạt đối với tổ chức được áp dụng gấp 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Ngoài ra, Luật cũng bổ sung thêm một số biện pháp khắc phục hậu quả để đáp ứng yêu cầu thực tiễn của công tác xử phạt vi phạm hành chính như biện pháp buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn; buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính…

Luật Xử lý VPHC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2013, trừ các quy định liên quan đến việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính do Tòa án nhân dân xem xét, quyết định thì có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2014.

Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và các pháp lệnh sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh này hết hiệu lực kể từ ngày Luật xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực, trừ các quy định liên quan đến việc áp dụng các biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dụng, đưa vào cơ sở chữa bệnh tiếp tục có hiệu lực đến hết ngày 31/12/2013.

Các tin đã đưa ngày: