Nghị định số 144/2013/NĐ-CP ban hành quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em.">
Liên kết website

Nghị định số 144/2013/NĐ-CP ngày 29/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em

11/11/2013

Ngày 29/10/2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 144/2013/NĐ-CP ban hành quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

 

Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em là 50 triệu đồng, và mức phạt tiền đối với tổ chức vi phạm gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân vi phạm. Cụ thể, mức phạt tiền từ 10 đến 15 triệu đồng được áp dụng đối với trường hợp bỏ hoặc không chăm sóc, nuôi dưỡng con sau khi sinh; cha mẹ, người giám hộ không thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng, cắt đứt quan hệ tình cảm và vật chất với trẻ em, trừ trường hợp trẻ em làm con nuôi hoặc bị buộc phải cách ly trẻ em theo quy định; cha, mẹ, người giám hộ cố ý bỏ rơi trẻ em ở nơi công cộng, bỏ mặc hoặc ép buộc trẻ không sống cùng gia đình, bỏ mặc trẻ em tự sinh sống, không quan tâm chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em để trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt. Ngoài phạt tiền, cha mẹ, người nuôi dưỡng còn buộc phải thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, mức phạt tiền từ 05 đến 10 triệu đồng và từ 03 đến 05 triệu đồng lần lượt được áp dụng đối với các hành vi: Lợi dụng trẻ em đi lang thang để trục lợi; cha mẹ, người giám hộ ép buộc trẻ em trẻ em đi lang thang kiếm sống và hành vi dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc bỏ nhà đi lang thang dưới mọi hình thức.

Ngoài ra, Nghị định cũng chỉ rõ, hành vi từ chối tuyển dụng người khuyết tật đủ tiêu chuẩn vào làm việc hoặc đặt ra tiêu chuẩn tuyển dụng trái pháp luật nhằm hạn chế cơ hội làm việc của người khuyết tật bị phạt từ 05 đến 10 triệu đồng; hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử người khuyết tật; cản trở quyền kết hôn; quyền nuôi con của người khuyết tật; cản trở người khuyết tật sống độc lập, hòa nhập cộng đồng và tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội bị phạt từ 03 đến 05 triệu đồng.

Đặt nghĩa trang, kho chứa thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại, chất phóng xạ, chất dễ gây cháy, nổ trong phạm vi ảnh hưởng đến cơ sở có chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em, cơ sở giáo dục, cơ sở văn hóa, điểm vui chơi, giải trí của trẻ em; đặt cơ sở có chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em, cơ sở giáo dục, cơ sở văn hóa, điểm vui chơi, giải trí của trẻ em trong phạm vi ảnh hưởng của nghĩa trang, kho chứa thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại, chất phóng xạ, chất dễ gây cháy, nổ hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh có chất thải độc hại, có tiếng ồn lớn vượt quá giới hạn theo quy định của pháp luật bị phạt tiền từ 20 đến 25 triệu đồng.

Mức phạt tiền cao nhất 40 đến 50 triệu đồng được áp dụng đối với hành vi đưa hình ảnh của trẻ em vào sản phẩm văn hóa, thông tin, truyền thông có nội dung khiêu dâm, bạo lực, kinh dị.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/12/2013 và thay thế Nghị định số 91/2011/NĐ-CP ngày 17/10/2011. 

Các tin đã đưa ngày: