Thông tư số 11/2014/TT-BTP quy định về bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2014 và thay thế Thông tư số 07/2011/TT-BTP ngày 31 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn bảo đảm bình đẳng giới trong tổ chức cán bộ và hoạt động trợ giúp pháp lý.">
Liên kết website

Thông tư số 11/2014/TT-BTP ngày 17 tháng 4 năm 2014 của Bộ Tư pháp quy định về bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý

04/06/2014

Nhằm mục tiêu bảo đảm cơ hội bình đẳng giữa nam và nữ trong tiếp cận hoạt động trợ giúp pháp lý, xóa bỏ phân biệt đối xử về giới, tiến tới bình đẳng thực chất giữa nam và nữ trong trợ giúp pháp lý, ngày 17 tháng 4 năm 2014, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ký ban hành Thông tư số 11/2014/TT-BTP quy định về bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2014 và thay thế Thông tư số 07/2011/TT-BTP ngày 31 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn bảo đảm bình đẳng giới trong tổ chức cán bộ và hoạt động trợ giúp pháp lý.

 

Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý thường xuyên rà soát, đánh giá thực trạng và đề xuất cơ quan có thẩm quyền các giải pháp kiện toàn tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý của tổ chức mình, bảo đảm về cơ cấu giới tính giữa nam và nữ trong các chức danh lãnh đạo, quản lý (Giám đốc, Phó Giám đốc, Trưởng, Phó Phòng, Ban chuyên môn, Chi nhánh), trong đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý (Trợ giúp viên pháp lý, Cộng tác viên trợ giúp pháp lý, Luật sư, Tư vấn viên pháp luật) và người lao động khác.

Việc xây dựng, phát triển đội ngũ cộng tác viên phải bảo đảm cơ cấu giới tính giữa nam và nữ theo địa bàn, lĩnh vực, hình thức trợ giúp pháp lý, phù hợp với quy định của pháp luật và điều kiện thực tiễn ở địa phương. Khuyến khích và tạo điều kiện để phụ nữ là người dân tộc thiểu số, người có kiến thức, kỹ năng về giới, bình đẳng giới, về phòng, chống bạo lực gia đình, về phòng, chống mua bán người, xâm hại tình dục tham gia làm cộng tác viên.

Thông tư còn quy định các hoạt động nhằm bảo đảm bình đẳng giới trong hoạt động trợ giúp pháp lý, như xác định, phân tích vấn đề giới, đề ra các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới trong xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch trợ giúp pháp lý; bảo đảm sự tham gia bình đẳng của người thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động trợ giúp pháp lý…

Đồng thời, Thông tư cũng quy định trách nhiệm bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý của cơ quan, tổ chức, người thực hiện trợ giúp pháp lý.

Các tin đã đưa ngày: