Theo đó, Kế hoạch yêu cầu đảm bảo thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg; việc đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật bảo đảm công khai, minh bạch, dân chủ, khách quan, công bằng và đúng quy định pháp luật; nâng cao hiệu quả quản lý của các cơ quan, ban ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các cấp trong hướng dẫn, thực hiện các tiêu chí về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật hàng năm, góp phần xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Xác định rõ nội dung công việc, tiến độ thực hiện các nhiệm vụ được giao của ngành Tư pháp và cơ quan, ban ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các cấp trong thực hiện xây dựng và đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg; bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan trong việc xây dựng và đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật ở địa phương; việc đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật phải bảo đảm chất lượng, đầy đủ và đúng nội dung các tiêu chí, chỉ tiêu và trình tự, thủ tục theo Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg, đồng thời gắn với thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, tăng cường dân chủ ở cơ sở, vận động nhân dân thực hiện chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Tư pháp chủ trì, phối với các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh
tổ chức triển khai thực hiện Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg; tổ chức hướng dẫn thực hiện các tiêu chí đánh giá xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật;
triển khai các nhiệm vụ, hoạt động phục vụ việc đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; thông tin, truyền thông để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân, cộng đồng về xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; hướng dẫn, đề ra giải pháp thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí tiếp cận pháp luật theo trách nhiệm và phạm vi quản lý của các ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương;
kểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết, báo cáo kết quả triển khai thực hiện; rà soát, kiện toàn tổ chức, bố trí công chức thực hiện nhiệm vụ quản lý, theo dõi thực hiện nhiệm vụ về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
Chủ tịch UBND tỉnh giao UBND các huyện, thành phố Cà Mau chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện Kế hoạch này tại địa phương; phân công cơ quan chuyên môn làm đầu mối theo dõi, tham mưu thực hiện; bảo đảm kinh phí thực hiện nhiệm vụ đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; căn cứ kết quả thực tế của việc đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật hàng năm, chỉ đạo các giải pháp khắc phục tồn tại, hạn chế, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; xác định rõ trách nhiệm của cơ quan, tố chức, cá nhân trong trường hợp xã, phường, thị trấn chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật hoặc việc đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật không đúng quy định pháp luật; sơ kết, tổng kết, biểu dương, khen thưởng tố chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật tại địa phương; hàng năm, tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Tư pháp) về kết quả đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, các giải pháp bảo đảm tính thực chất, nâng cao hiệu quả công tác đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
Kinh phí thực hiện Kế hoạch được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của các cơ quan, tổ chức liên quan và các địa phương theo quy định pháp luật về ngân sách nhà nước; khuyến khích tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng nguồn kinh phí hợp pháp hỗ trợ các hoạt động liên quan đến việc thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật./.