Liên kết website

Hà Nội triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

31/08/2022

Qua 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội đã đạt nhiều kết quả nổi bật. Thông qua thực hiện chương trình, nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về nông nghiệp, nông dân, nông thôn có chuyển biến tích cực; kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng khá; quan hệ sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn tiếp tục được đổi mới; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường; các hoạt động văn hóa - xã hội, thể thao có chuyển biến tiến bộ theo hướng chuẩn hóa và xã hội hóa; chính trị - xã hội và quốc phòng - an ninh được đảm bảo; an sinh xã hội được chăm lo, đời sống của nhân dân được cải thiện... Thành phố đã có 6 huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; toàn thành phố có 325/386 xã (chiếm 84,2%) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mớ; có 3 xã của huyện Đan Phượng đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao…

Để tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022, ngày 15/8/2022 Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Công văn số 2623/UBND-NC về việc triển khai thực hiện một số nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn Thành phố.

Theo đó Ủy ban nhân dân Thành phố đã đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã triển khai thực hiện một số nội dung cụ thể sau:
1. Tăng cường hiệu quả công tác PBGDPL, hòa giải ở cơ sở, giải quyết hòa giải, mâu thuẫn ở khu vực nông thôn: (i) Triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg, Thông tư số 09/2021/TT-BTP; Kế hoạch số 208/KH-UBND, Công văn số 295/UBND-NC; có giải pháp duy trì các xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và khác phục, hỗ trợ các xã chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật hoặc có các tiêu chí, chỉ tiêu đạt kết quả còn hạn chế. (ii) Nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với các nhiệm vụ trọng tậm: Nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Luật PBGDPL và các văn bản hướng dẫn thi hành; Lựa chọn nội dung PBGDPL bám sát vào nhu cầu của người dân, nhiệm vụ chính trị của Thành phố, địa phương và tình hình thực tiễn; Đổi mới nội dung hình thức PBGDPL theo hướng đa dạng hóa phù hợp với từng đối tượng, địa bàn; (iii) Thực hiện hiệu quả quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành; (iv) Rà soát, kiện toàn, bồi dưỡng, tập hấn nâng cao năng lực và kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật, hòa giải viên ở cơ sở…; (v) Thực hiện hiệu quả pháp lệnh dân chủ ở cơ sở, đẩy mạnh truyên truyền pháp luật về dân chủ ở cơ sở qua các nội dung theo Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg.
2. Nâng cao nhận thức, thông tin về trợ giúp pháp lý; tăng cường khả năng thụ hưởng dịch vụ trợ giúp pháp lý: (i) Nâng cao năng lực, kiến thức, hiểu biết điểm hoặc luân phiên theo địa bàn về trợ giúp pháp lý cho những người có uy tín trong cộng đồng và đội ngũ cán bộ ở cơ sở; (ii) Tăng cường hiểu biết về trợ giúp pháp lý của người dân vùng nông thôn nhằm kịp thời tiếp cận trợ giúp pháp lý khi có yêu cầu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân khi có tranh chấp, vướng mắc pháp luật…; (iii) Tăng cường thông tin, truyền thông rộng rãi về công tác trợ giúp pháp lý dưới nhiều hình thức tại vùng nông thôn ở các địa phương; (iv) Tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động trợ giúp pháp lý, thu hút các nguồn lực tham gia vào hoạt động trợ giúp pháp lý tại vùng nông thôn; (v) Tăng cương mối quan hệ với chính quyền và các cơ quan, tổ chức hữu quan tại cơ sở ở các địa phương vùng nông thôn để thực hiện có hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý; (vi) Nghiên cứu thực hiện phối hợp các hoạt động trợ giúp pháp lý phù hợp, bảo đảm không chồng chéo về đối tượng và nội dung hỗ trợ trên cùng địa bàn.
Nguyễn Thùy Nhung
Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật
Các tin đã đưa ngày: