- Thứ nhất, xây dựng nguồn nhân lực cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; quan tâm xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, hòa giải viên ở cơ sở là người dân tộc thiểu số.
- Thứ hai, nâng cao hiệu quả hoạt động, vai trò, trách nhiệm của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cấp tỉnh, cấp huyện và các thành viên của Hội đồng.
- Thứ ba, đổi mới nội dung, đa dạng hóa hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật đảm bảo phù hợp với địa bàn, nhóm đối tượng, độ tuổi, nghề nghiệp, trong đó Tây Ninh xác định tập trung vào các hoạt động phổ biến sau: (i) PBGDPL cho học sinh, sinh viên nhằm nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, tạo thói quen xử sự theo pháp luật của học sinh, sinh viên; (ii) Phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh đến các đối tượng chịu sự tác động, điều chỉnh của văn bản; (iii) Phổ biến, giáo dục cho cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng vũ trang nhân dân kiến thức pháp luật theo lĩnh vực hoạt động chuyên ngành và các lĩnh vực pháp luật khác có liên quan đến hoạt động của cán bộ, công chức, viên chức, chiến sỹ; (iv) Phổ biến, giáo dục cho tổ chức, cá nhân có liên quan đến các điểm nóng vi phạm pháp luật, khiếu kiện kéo dài, vụ việc liên quan đến thu hồi đất, giải phóng mặt bằng phục vụ công trình, dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh và (v) Phổ biến, giáo dục cho người đang chấp hành hình phạt tù tại Trại giam, Trại tạm giam và Nhà tạm giữ Công an các huyện, thị xã, thành phố; người đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; người đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; người đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, cấm cư trú, quản chế, tước một số quyền công dân, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; người bị phạt tù được hưởng án treo; người được đặc xá, tha tù về cư trú, sinh sống tại địa phương; người phải thi hành án dân sự.
- Thứ tư, phát huy vai trò của lực lượng Công an, Quân sự, Biên phòng và các cơ quan tư pháp trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật, lồng ghép công tác phổ biến giáo dục pháp luật với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.
- Thứ năm, tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá, khen thưởng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Thứ sáu, đảm bảo kinh phí, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất để triển khai thực hiện kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật hằng năm tại địa phương, cơ quan, đơn vị.
- Thứ bảy, đẩy mạnh xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; khai thác, huy động có hiệu quả các nguồn lực xã hội tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Thứ tám, có cơ chế hỗ trợ, khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Thứ chín, tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả các đề án trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, trọng tâm là một số đề án sau: (i) Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân giai đoạn 2023-2030”; (ii) Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022-2027”; (iii) Đề án “Truyền thông về quyền con người ở Việt Nam giai đoạn 2023-2028”; (iv) Đề án "Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động Nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021-2027"; (v) Đề án “Nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật gắn với vận động quần chúng nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở của lực lượng Công an nhân dân giai đoạn 2022-2027”; (vi) Đề án “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ giai đoạn 2017-2027” và (vii) Đề án “Tuyên truyền, phổ biến trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về nội dung của Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn”.
T.K
Cục Phổ biến giáo dục pháp luật