Liên kết website

Khảo sát về công tác chuẩn tiếp cận pháp luật và thực trạng hiểu biết, nhu cầu tìm hiểu pháp luật của người dân tại xã Nà Phòn, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình

19/07/2023

Thực hiện các Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg và Kế hoạch thực hiện Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân” năm 2023, nhằm nắm bắt tình hình thực hiện các văn bản của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp về đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và thực trạng hiểu biết, nhu cầu tìm hiểu pháp luật của người dân, sáng ngày 17/7/2023, Bộ Tư pháp thực hiện Tọa đàm khảo sát tại Ủy ban nhân dân xã Nà Phòn, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình với sự tham gia của đại diện lãnh đạo Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các tổ chức chính trị xã hội của xã Nà Phòn và đại diện Trưởng thôn, hòa giải viên, người có uy tín trong cộng đồng của các xóm thuộc xã Nà Phòn. Buổi Tọa đàm do đồng chí Ngô Quỳnh Hoa, Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật chủ trì.

Xã Nà Phòn nằm ở phía Đông Nam của huyện Mai Châu, giáp với trung tâm huyện lỵ, nguồn thu nhập chính của người dân chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp và du lịch cộng đồng. Trên địa bàn xã, người dân tộc Thái chiếm gần 99%, ngoài ra là người dân tộc Mường, Kinh, Dao, Mông, Tày… tạo nên nhiều nét đặc trưng riêng, đậm đà bản sắc dân tộc. Tại buổi Tọa đàm, đại diện Ủy ban nhân dân xã đã báo cáo kết quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, đánh giá cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật của xã năm 2022. Theo đó, UBND xã đã ban hành các văn bản triển khai các lĩnh vực công tác nêu trên, nỗ lực vượt khó, sáng tạo trong tổ chức triển khai thực hiện các hình thức PBGDPL tới bà con; nhận thức mỗi một dân tộc đều có đặc thù riêng về văn hóa, phong tục tập quán, sinh hoạt riêng trong cộng đồng, vì vậy cần có các hình thức PBGDPL riêng; trong đó, đặc biệt chú trọng tới các hình thức PBGDPL trực tiếp tại thôn bản, thông qua các cuộc họp của làng, bản, thông qua các sinh hoạt văn hóa tại cộng đồng…Công tác đánh giá, xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đã được tổ chức bám sát trên tinh thần của Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg và Thông tư số 09/2021/TT-BTP; công tác hòa giải ở cơ sở cũng triển khai thực hiện góp phần giảm bớt các tranh chấp xích mích nhỏ trong cộng đồng…
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được nêu trên, xã Nà Phòn còn những tồn tại, hạn chế về địa bàn có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống với các điều kiện kinh tế, xã hội còn khó khăn, có nét đặc thù riêng về phong tục tập quán, văn hóa…; nguồn nhân lực ở xã đang đảm nhiệm nhiều công việc trong khi trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ còn chưa được tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên; công tác PBGDPL, HGCS, TCPL mặc dù được triển khai nhưng vẫn chưa được thường xuyên, còn hình thức, chưa đáp ứng được yêu cầu từ thực tiễn…
Chia sẻ với những kết quả đạt được cũng như những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn triển khai của xã Nà Phòn, đồng chí Ngô Quỳnh Hoa, Phó Cục trưởng nhấn mạnh cấp xã cần tiếp tục nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong triển khai các công tác về PBGDPL, HGCS, TCPL nhằm đưa pháp luật tới bà con, để bà con biết pháp luật, hiểu pháp luật, tuân thủ pháp luật và sử dụng pháp luật bảo vệ cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình; sắp xếp, bố trí kinh phí, con người phù hợp, đổi mới, thực chất trong tổ chức triển khai các nhiệm vụ…Bên cạnh đó, Đ/c cũng nhấn mạnh nhiệm vụ đánh giá đạt chuẩn tiếp cận pháp luật là nhiệm vụ không mới nhưng cần sự chung tay của cả hệ thống chính trị nhằm xây dựng môi trường pháp lý lành mạnh để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân. Qua triển khai nhiệm vụ chuẩn tiếp cận pháp luật theo các văn bản của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho thấy đây là nhiệm vụ gắn liền công tác chuyên môn hàng ngày của chính quyền cấp xã, vì vậy, việc đánh giá cần khách quan, thực chất, đúng pháp luật. Đồng chí chủ trì cũng mong muốn và đề nghị Ủy ban nhân dân xã Nà Phòn, lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện Mai Châu và lãnh đạo Sở Tư pháp tiếp tục quan tâm, chỉ đạo, hướng dẫn để công tác PBGDPL, HGCS, đánh giá đạt chuẩn tiếp cận pháp luật ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả.
Cũng tại buổi tọa đàm, Bộ Tư pháp đã thực hiện khảo sát, lấy ý kiến đại diện người dân về sự hài lòng với hiệu quả xã đạt chuẩn tiêp cận pháp luật theo Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg và Thông tư số 09/2021/TT-BTP và khảo sát về nhu cầu, tìm hiểu pháp luật nhằm góp phần tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân./.
Việt Hà
Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật 
Các tin đã đưa ngày: