Liên kết website

Tổ chức phiên tòa trực tuyến nhằm hướng tới xây dựng Tòa án điện tử, Tòa án số, Tòa án thông minh 07/08/2022

Hiện nay, tổ chức phiên tòa trực tuyến là nhu cầu, xu hướng tất yếu của hoạt động tư pháp ở Việt Nam và trên thế giới. Việc xét xử trực tuyến phù hợp với chủ trương của Đảng, các nguyên tắc cơ bản và thủ tục tố tụng do pháp luật quy định; phù hợp với thực tiễn, đảm bảo tư pháp không chậm trễ, tiết kiệm chi phí xã hội.

Phát huy hơn nữa vai trò của một số lực lượng tham gia công tác hòa giải ở cơ sở 05/08/2022

Hòa giải ở cơ sở là phương thức giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp, xung đột xã hội do các bên mâu thuẫn, tranh chấp thực hiện với sự hướng dẫn, giúp đỡ của hòa giải viên ở cơ sở. Hòa giải ở cơ sở đã giúp giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng, triệt để, khôi phục và hàn gắn những mối quan hệ xã hội bị rạn nứt để duy trì tình làng nghĩa xóm. Có thể thấy, số vụ việc, mâu thuẫn trong Nhân dân được giải quyết thông qua hòa giải ở cơ sở hàng năm đã góp phần phòng ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật, giảm thiểu đơn thư kiện tụng, giảm tải công việc cho các cơ quan nhà nước, góp phần ổn định trật tự xã hội, xây dựng xã hội bình yên, xóm làng hạnh phúc, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng bền vững.

Một số giải pháp nâng cao vị trí, vai trò và hiệu quả của công tác hòa giải ở cơ sở trong bối cảnh hiện nay 03/08/2022

Những năm qua, công tác hòa giải ở cơ sở đã và đang khẳng định được vai trò trong việc giúp các bên tranh chấp tự giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn trên cơ sở phù hợp với pháp luật và đạo đức xã hội, có ý nghĩa quan trọng góp phần đảm bảo an ninh, trật tự ở cơ sở.

Một số điểm mới của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng năm 2020 29/07/2022

Ưu đãi người có công với cách mạng là một chính sách đặc biệt của Đảng, Nhà nước nhằm tri ân, tôn vinh người có công với cách mạng. Đây là chính sách đặc thù gắn liền với quá trình đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng là trách nhiệm, là tình cảm của Đảng, Nhà nước và Nhân dân đối với những người đã không tiếc thân mình hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc.

Một số điểm mới của Luật Kinh doanh bảo hiểm 20/07/2022

Ngày 16/6/2022, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, kỳ họp thứ 3 đã thông qua Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) với 7 Chương, 157 Điều.

Khắc phục một số vướng mắc, bất cập trong thực thi quyền sở hữu trí tuệ 19/07/2022

Ngày 28/6/2022, Chủ tịch nước đã ký Lệnh số 07/2022/L-CTN về công bố Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ (sau đây gọi là Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi) được Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 16/6/2022.

Vấn đề hòa giải trong dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) 06/07/2022

Thực hiện Nghị quyết số 17/2021/QH15 ngày 27 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội khóa XV về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021; Quyết định số 1427/QĐ-TTg ngày 24 tháng 8 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về phân công cơ quan chủ trì soạn thảo, thời hạn trình các dự án luật được điều chỉnh trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021, các dự án luật thuộc Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022; quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2020 và văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành, dự thảo Luật phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) đã được Chính phủ trình Quốc hội tại Phiên họp toàn thể Quốc hội kỳ họp thứ 3 vào chiều ngày 27/5/2022 và dự kiến trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10 năm 2022).

Giáo dục pháp luật cho thanh niên nông thôn – Một số vấn đề đặt ra 03/07/2022

Thanh niên là tương lai của đất nước, mang đến sức trẻ, sự sáng tạo cũng như tiềm lực cho phát triển kinh tế. Đây là một lực lượng hùng hậu có những đóng góp to lớn đối với việc phát triển và xây dựng đất nước. Để thanh niên tham gia một cách hiệu quả vào sự nghiệp CNH,HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế, họ cần phải được đào tạo học vấn và chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng sống, chăm sóc sức khỏe…., nhất là giáo dục pháp luật. Đối với thanh niên nông thôn, điều này càng vô cùng quan trọng, vì hiện ở Việt Nam, kinh tế nông nghiệp, nông thôn vẫn đang giữ một vai trò quan trọng.

Hoàn thiện thể chế, chính sách quản lý và sử dụng đất đảm bảo đồng bộ với thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 30/06/2022

Đó là một trong các nhiệm vụ, giải pháp quan trọng tại Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa đất nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao.

Đề xuất một số nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân 30/06/2022

Việc tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân, qua đó nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật, sử dụng pháp luật để thực hiện các quyền, bảo vệ các lợi ích của mình và xã hội luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Gần đây nhất, Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 20/5/2021 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đề ra nhiệm vụ“đẩy mạnh việc hoàn thiện pháp luật gắn với nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật”,“Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của công dân và doanh nghiệp”. Đồng thời, Chính phủ đã giao Bộ Tư pháp chủ trì xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án“Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân” (nhiệm vụ số 136 của Phụ lục kèm theo Nghị quyết).