Liên kết website

Quyết định 450/2006/QĐ-UBTDTT 10/03/2006

01/01/0001

Ban hành phổ biến giáo dục pháp luật

 

I. MỤC TIÊU:

1. Từng bước đ­ưa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của ngành Thể dục thể thao vào nề nếp, đạt hiệu quả cao.

2. Nâng cao kiến thức pháp luật cho cán bộ, công chức, huấn luyện viên, vận động viên, học sinh, sinh viên trong toàn ngành.

3. Giáo dục ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, vận động viên, học sinh, sinh viên, góp phần tăng c­ường trật tự, kỷ c­ương, ngăn ngừa vi phạm pháp luật.

II. YÊU CẦU:

1. Hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật của toàn ngành phải kịp thời, thường xuyên, liên tục và rộng khắp.

2. Lựa chọn nội dung, hình thức, phư­ơng pháp, địa bàn phổ biến, giáo dục pháp luật thích hợp, phong phú, có sức thu hút đối với đông đảo quần chúng.

3. Tạo cho mỗi cán bộ, công chức, huấn luyện viên, giáo viên, vận động viên, học sinh, sinh viên ý thức với việc tìm hiểu, học tập, thực hiện đúng pháp luật là quyền lợi và trách nhiệm của mình.

III. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, HÌNH THỨC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

1. Đối tượng:

a) Cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc trong cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp về thể dục thể thao ở trung ư­ơng và đia phư­ơng.

b) Vận động viên, sinh viên, học sinh trong các trường Đại học, cao đẳng, các trung tâm, trường, lớp huấn luyện, đào tạo vận động viên.

c) Các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực thể dục thể thao; tham gia hoạt động thể dục thể thao.

2. Nội dung:

a) Chủ tr­ương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

b) Các văn bản quy phạm pháp luật chung, các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

c) Những quy định của pháp luật liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ quản lý nhà nước của ngành. Đặc biệt chú trọng các quy định pháp luật chuyên ngành gắn với chuyên môn, nghiệp vụ của từng cán bộ, công chức.

3. Hình thức:

a) Tổ chức các Hội nghị phổ biến chủ tr­ương, đư­ờng lối chính sách của Đảng và Nhà nước tới toàn thể cán bộ, công chức, viên chức tại các đơn vị trong ngành ở trung ­ương và địa ph­ương.

b) Tổ chức các Hội nghị chuyên đề về các văn bản quy phạm pháp luật tới các đối tượng liên quan.

c) Xây dựng, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở các đơn vị trực thuộc, các trung tâm huấn luyện, đào tạo vận động viên.

d) Đẩy mạnh việc phổ biến, giáo dục pháp luật trực quan hoặc thông qua hệ thống loa truyền thanh ở ký túc xá các trường Đại học, Cao đẳng, các trung tâm huấn luyện, đào tạo vận động viên.

e) Biên soạn, phát hành rộng rãi tài liệu tuyên truyền, phát hành bản tin pháp luật phổ biến giáo dục pháp luật với nhiều nội dung phong phú đa dạng, phù hợp với từng đối tượng cụ thể, chú trọng đăng tải các nội dung tuyên truyền trên các báo chí của ngành. Hàng năm, biên soạn và phát hành cuốn sách bao gồm các văn bản quy phạm pháp luật mới về thể dục thể thao; biên soạn và phát hành sách "Hỏi đáp" pháp luật để phổ biến những vấn đề thường gặp trong đời sống hàng ngày có liên quan đến công tác thể dục thể thao được nhiều ngư­ời quan tâm.         

f) Duy trì hoạt động và thường xuyên bổ sung hoàn thiện tủ sách pháp luật ở ủy ban thể dục thể thao, các trường Đại học, Cao đẳng, các trung tâm huấn luyện thể thao, cơ sở thể dục thể thao. Hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý và sử dụng có hiệu quả tủ sách

g) Phối hợp với tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên để tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật theo chuyên đề cụ thể, phù hợp với từng đối tượng.

h) Tiếp tục đư­a nội dung pháp luật vào thi tuyển dụng, nâng bậc, chuyển ngạch, bổ nhiệm công chức. Gắn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với việc tổ chức thực thi pháp luật và phát huy hiệu quả của pháp luật trong cuộc sống. Hoàn thiện giáo trình, bảo đảm giờ học, tiết học, môn học pháp luật trong các trường Đại học, cao đẳng thể dục thể thao; đư­a nội dung giáo dục pháp luật vào ch­ương trình đào tạo bồi dưỡng vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài thể thao.      IV.TỔ CHỨC THỰC HIỆN:            

1.Tăng c­ường hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật của ủy ban Thể dục thể thao theo hướng dẫn của Hội đồng phối hơp công tác phổ biến giáo dục pháp luật của Chính Phủ.    

2. Vụ pháp chế có trách nhiệm:   

a) Chủ trì, phối hợp vởi Văn phòng ủy ban xây dựng tủ sách pháp luật của ngành;  

b) Chủ trì, phối hợp với văn phòng ủy ban và các cơ quan có thẩm quyền xuất bản các tài liệu, văn bản quy phạm pháp luật của ngành thể dục thể thao. c) Phối hợp với Văn phòng ủy ban, Trung tâm tin học và các đơn vị có liên quan thu thập và đ­ưa lên trang Web của ủy ban Thể dục thể thao các văn bản pháp luật về thể dục thể thao.       

3. Các Trường Đại học, Cao đẳng Thể dục thể thao, các Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia có kế hoạch đưa vào ch­ương trình giảng dạy bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho cán bộ, công chức, huấn luyện viên, vận động viên, học sinh, sinh viên thể dục thể thao.           

4. Báo Thể thao Việt Nam, Tạp chí thể thao có trách nhiệm tuyên truyền, giới thiệu các văn bản quy phạm pháp luật của ngành và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.   

5. Các Sở thể dục thể thao, Sở văn hóa Thông tin - Thể thao chủ động lập kế hoạch và tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức, vận động viên, huấn luyện viên thuộc quyền quản lý của Sở, hàng năm báo cáo về ủy ban tình hình thực hiện công tác này của ngành ở địa phư­ơng mình.  

6. Vụ Kế hoạch tài chính, Văn phòng ủy ban Thể dục thể thao hàng năm bố trí kinh phí theo Thông tư­ số 63/2005/TT-BTC ngày 05 tháng 8 năm 2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.   

7.Vụ pháp chế là đơn vị thường trực phối hợp với các Vụ, đơn vị thuộc ủy ban triển khai thực hiện Chư­ơng trình này; thường xuyên sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm và báo cáo Lãnh đạo ủy ban thể dục thể thao về kết quả thực hiện ch­ương trình./.

Các tin đã đưa ngày: