Liên kết website

Nghị định số 47/2010/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động

01/01/0001

Ngày 06 tháng 5 năm 2010, Chính phủ ban hành Nghị định số 47/2010/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động với 4 chương, 30 điều. Đối tượng áp dụng là cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật lao động quy định tại Nghị định này, theo đó cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội không thuộc đối tượng áp dụng.

Nghị định quy định đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về pháp luật lao động, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép hành nghề và tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính. Ngoài ra, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính về pháp luật lao động còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả. Người nước ngoài vi phạm hành chính pháp luật lao động còn có thể bị xử phạt trục xuất. Trục xuất được áp dụng là hình thức xử phạt chính hoặc hình thức xử phạt bổ sung trong từng trường hợp cụ thể. Chương II của Nghị định quy định về hành vi vi phạm hành chính về pháp luật lao động, hình thức và mức xử phạt, cụ thể là: Vi phạm những quy định về việc làm, quan hệ lao động (vi phạm quy định về việc làm, những quy định về hợp đồng lao động, quy định về thỏa ước lao động tập thể, quy định về tiền lương, tiền thưởng, quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, quy định về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất, quy định về lao động đặc thù, quy định về lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, quy định về giải quyết tranh chấp lao động và đình công, quy định về tổ chức hoạt động công đoàn, vi phạm những quy định khác) và vi phạm những quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động (vi phạm những quy định về trang thiết bị về an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với người lao động, quy định về bảo đảm an toàn sức khỏe cho người lao động, quy định về tiêu chuẩn an toàn lao động, vệ sinh lao động và quy định về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp). Chương III quy định về thẩm quyền, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính, theo đó các cá nhân có thẩm quyền xử phạt hành chính là: Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thanh tra chuyên ngành về lao động (Thanh tra viên lao động, Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và Chánh thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội); những người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính thuộc công an nhân dân quy định tại Điều 31 Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính; những người có thẩm quyền thanh tra về an toàn lao động, vệ sinh lao động trong các lĩnh vực quy định tại khoản 3 Điều 191 của Bộ luật Lao động. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 6 năm 2010. Nghị định này thay thế Nghị định số 113/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động.
Các tin đã đưa ngày: