Liên kết website

Nghệ An những kết quả nổi bật trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2018

29/01/2019

Năm 2018, công tác PBGDPL trên địa bàn tỉnh Nghệ An tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực. Để tổ chức triển khai hiệu quả, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản, kế hoạch để đẩy mạnh công tác PBGDPL có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp từng đối tượng, vùng miền. Các ngành, các cấp đã tích cực phổ biến, tuyên truyền các văn bản pháp luật bằng nhiều hình thức thiết thực, đa dạng vì vậy công tác PBGDPL trên địa bàn tỉnh đạt được nhiều kết quả ghi nhận.

Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh đã ban hành Kế hoạch triển khai công tác PBGDPL trên địa bàn tỉnh, hướng dẫn những nội dung pháp luật cần tập trung tuyên truyền, phổ biến trong năm 2018, trong đó chú trọng tập trung tuyên truyền, phổ biến các cơ chế, chính sách mà dư luận xã hội quan tâm hoặc cần định hướng dư luận; các văn bản QPPL mới ban hành liên quan đến phạm vi quản lý của Sở, Ban, Ngành, đoàn thể cấp tỉnh, UBND cấp huyện; Các Bộ luật, Luật mới ban hành như Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2017; Bộ luật Tố tụng Hình sự, Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước; Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; Luật Quản lý ngoại thương; Luật Trợ giúp pháp lý; Luật Du lịch, Luật An ninh mạng, các quy định của Công ước quốc tế và pháp luật Việt Nam về quyền dân sự, chính trị...trong đó chú trọng tuyên truyền, phổ biến các cơ chế, chính sách mà dư luận xã hội quan tâm hoặc cần định hướng dư luận. Các hình thức PBGDPL đều được đẩy mạnh bao gồm phổ biến pháp luật trực tiếp, tổ chức Cuộc thi tìm hiểu pháp luật, cấp phát tài liệu, phổ biến trên đài truyền thanh xã và đăng tải tin, bài tuyên truyền pháp luật trên phương tiện thông tin đại chúng. Năm 2018, Sở Tư pháp đã biên soạn 6.400 tờ gấp “Một số quy định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo” 05 số Tập san Pháp luật và Đời sống; Cung cấp 6.000 tờ gấp tuyên truyền phòng, chống ma túy trong trường học. Các hoạt động triển khai Ngày Pháp luật: “Ngày Pháp luật” hàng tháng luôn được các đơn vị, địa phương thực hiện nghiêm túc, với các hình thức phù hợp như tổ chức học tập, quán triệt các văn bản pháp luật tại các hội nghị tập trung; lồng ghép việc phổ biến pháp luật với việc tổ chức họp, sinh hoạt cơ quan, thông qua nghiên cứu tài liệu tại tủ sách pháp luật... Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh về nội dung ngày pháp luật, tại Sở Tư pháp, năm 2018 đã tổ chức 05 cuộc sinh hoạt “Ngày pháp luật” tuyên truyền đến cán bộ, công chức, viên chức các văn bản pháp luật mới. Đặc biệt, trong dịp tổng kết 05 năm Ngày pháp luật Việt Nam, Sở Tư pháp đã phát động đợt thi đua cao điểm hưởng ứng Ngày pháp luật; Tổ chức các cuộc tập huấn, tuyên truyền pháp luật; In ấn 40 băng rôn, 80 cờ phướn, 03 pano tuyên truyền; phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh xây dựng phóng sự tuyên truyền và tổ chức Hội nghị tổng kết 05 năm Ngày pháp luật Việt Namvới sự tham gia của hơn 300 đại biểu và tại Hội nghị đã tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho 05 tập thể và 05 cá nhân có thành tích xuất sắc trong tham mưu 05 năm thực hiện Ngày Pháp luật và đợt thi đua cao điểm hưởng ứng Ngày Pháp luật năm 2018. Biên soạn 6.480 tờ gấp “Tìm hiểu một số quy định về người chưa thành niên trong Bộ luật Dân sự” biên soạn 3.453 cuốn sách hỏi đáp ”Quy định về quyền dân sự, chính trị của công dân trong các văn bản pháp luật mới” để cấp phát cho báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, báo cáo viên pháp luật cấp huyện của 21 huyện, thành phố, thị xã. Năm 2018, Sở đã tham mưu UBND tỉnh tổ chức cuộc thi sáng tác kịch bản tiểu phẩm tuyên truyền pháp luật về các quyền dân sự, chính trị. Cuộc thi đã tiếp nhận 233 tác phẩm kịch bản tiểu phẩm dự thi. Cuộc thi đã thu hút sự tham gia của nhiều cá nhân đến từ nhiều ngành nghề như các nhà văn, nhà thơ, cán bộ các ngành như: Công an, viện kiểm sát, kiểm lâm, học sinh, giáo viên, công chức thuộc UBND cấp huyện và UBND cấp xã, cán bộ hưu trí... Biên soạn, biên tập 65 chương trình phát thanh về các quy định của pháp luật trên các lĩnh vực và chỉ đạo UBND các huyện thực hiện phát trên hệ thống loa truyền thanh cơ sở phát ; 11.680 tờ gấp “Một số quy định của pháp luật về phòng, chống tra tấn” cho nhân dân 21 huyện, thành phố, thị xã;
- Các mô hình, cách làm đổi mới, sáng tạo, hiệu quả, kinh nghiệm, chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai PBGDPL cho Nhân dân: Các hình thức PBGDPL gắn với ứng dụng công nghệ thông tin như giải đáp  vướng mắc của người dân trên Cổng Thông tin điện tử, trên báo điện tử của Báo Nghệ An, trên facebook... đã phát huy hiệu quả. Một số mô hình mới được triển khai như mô hình đội tuyên truyền lưu động phòng chống ma túy bằng hình thức sân khấu hóa, “Ngày hội pháp luật”, lồng ghép tuyên truyền pháp luật thông qua sinh hoạt chi bộ... Một số mô hình PBGDPL được duy trì như tiếng kẻng an toàn giao thông, các dòng họ không có tội phạm và tệ nạn xã hội (Thị xã Thái Hòa); tổ tự quản, tổ liên gia (huyện Nghi Lộc), phiên tòa giả định (huyện Thanh Chương); Các loại hình câu lạc bộ: phụ nữ với pháp luật, nông dân với pháp luật (Thị xã Hoàng Mai); câu lạc bộ thời sự pháp luật (Thị xã Cửa Lò); tổ chức các lễ mít tinh ra quân phòng chống tội phạm, an toàn giao thông; mô hình “Dân vận khéo về bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh Tổ Quốc trong tình hình mới” (Thành phố Vinh).
Công tác hòa giải ở cơ sở tiếp tục triển khai thực hiện, năm 2018, sở tiếp tục hướng dẫn cụ thể để các địa phương triển khai Luật Hòa giải ở cơ sở và kiện toàn tổ hòa giải ở cơ sở. Hiện nay 21 đơn vị cấp huyện có 5.851 tổ hòa giải với 39.032 hòa giải viên, năm 2018 đã tiếp nhận 5.836 vụ hòa giải, trong đó hòa giải thành là 4.737 vụ (đạt tỷ lệ 81,2%), hòa giải không thành là 1.003 vụ (chiếm tỷ lệ 17,1%), số vụ việc đang hòa giải là 96 vụ; trong đó đã hoà giải thành công nhiều vụ việc phức tạp, kéo dài, tạo niềm tin và uy tín trong nhân dân. Nhìn chung, công tác hoà giải cơ sở và tuyên truyền quy định về thủ tục yêu cầu Tòa án công nhận kết quả hòa giải thành ở cơ sở được quan tâm thực hiện đã góp phần củng cố tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động hòa giải ở cơ sở, gắn công tác hòa giải với việc xây dựng và thực hiện các phòng trào quần chúng ở địa phương, góp phần phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh trên địa bàn. Đây là chính sách pháp luật có lợi ích thiết thực đối với quyền lợi của nhân dân. Các quy định này là căn cứ pháp lý để làm phát sinh các chế tài liên quan khi có sự thay đổi đối với kết quả của các vụ việc hòa giải thành ở cơ sở, góp phần khắc phục, giải quyết những hạn chế lâu nay của công tác hòa giải ở cơ sở về giá trị pháp lý của biên bản hòa giải thành.
 Tổ chức hướng dẫn công tác xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên toàn tỉnh; Kiểm tra công tác xây dựng cấp xã chuẩn tiếp cận pháp luật tại 02 huyện: Diễn Châu, Con Cuông; lựa chọn xã Thanh Sơn, huyện Thanh Chương là xã đặc biệt khó khăn để tập huấn, hỗ trợ xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Việc xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật, Câu lạc bộ pháp luật và các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở  duy trì khai thác 480 tủ sách pháp luật cấp xã. Năm 2018, trung bình mỗi Tủ sách pháp luật cấp xã bổ sung 20 đầu sách, mỗi Tủ sách pháp luật của cơ quan, đơn vị bổ sung 10 đầu sách.Trung bình số lượt người đọc, mượn tại Tủ sách pháp luật cấp xã là 5-10 lượt, tại Tủ sách pháp luật của cơ quan, đơn vị là 2-5 lượt.
  Câu lạc bộ pháp luật được duy trì với nhiều loại hình câu lạc bộ, trong đó có câu lạc bộ phòng, chống tội phạm, câu lạc bộ thanh niên với pháp luật, câu lạc bộ phụ nữ với pháp luật, câu lạc bộ nông dân với pháp luật, câu lạc bộ thanh niên tuần tra, thanh niên giữ yên biên giới, câu lạc bộ pháp luật trong trường học, câu lạc bộ bạn giúp bạn, câu lạc bộ thời sự pháp luật... đã được đa dạng hóa hình thức sinh hoạt như: Sân khấu hóa, hái hoa dân chủ, sáng tác tác phẩm văn hoá, văn nghệ có nội dung pháp luật; tổ chức các buổi giao lưu pháp luật với các loại hình câu lạc bộ khác trên địa bàn; lồng ghép sinh hoạt câu lạc bộ pháp luật với tổ chức tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý miễn phí cho các đối tượng liên quan và gắn với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, lễ hội truyền thống dân tộc tại địa phương.
 Tuy nhiên công tác PBGDPL vẫn còn khó khăn, hạn chế như: Chưa ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác PBGDPL thường xuyên nên số lượng các cuộc thi trực tuyến, các cuộc tuyên truyền trên mạng xã hội chưa được thực hiện nhiều. Các văn bản về xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và xây dựng hương ước, quy ước mới được ban hành nên kết quả triển khai thực hiện còn hạn chế. Hoạt động của Tủ sách pháp luật vẫn theo phương thức cũ, chưa phát huy hiệu quả và thu hút sư quan tâm của người dân do các văn bản quy định về xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật đã ban hành một số không còn phù hợp với thực tiễn. Kinh phí phục vụ công tác hòa giải ở cơ sở đặc biệt đối với hoạt động của các tổ hòa giải chưa đảm bảo theo yêu cầu. Một số lãnh đạo, cấp ủy, chính quyền chưa quan tâm nhiều đến công tác PBGDPL; Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật chưa đến được nhiều với đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa; Nội dung tuyền truyền từng lúc từng nơi chưa kịp thời sâu rộng, hình thức tuyên truyền chưa đa dạng, phong phú; Đội ngũ báo cáo viên pháp luật đa số còn hoạt động kiêm nhiệm, chưa được thường xuyên bồi dưỡng về kỹ năng tuyền truyền; Kinh phí cho hoạt động PBGDPL ở cấp huyện, cấp xã còn hạn chế...
              Trong thời gian tới để thực hiện công tác PBGDPL tốt hơn nữa, trước hết, công tác tuyên truyền cần được tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn, hướng mạnh về cơ sở. Đồng thời, củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng Phối hợp PBGDPL, đội ngũ tham gia công tác PBGDPL, tăng cường trách nhiệm của từng thành viên hội đồng trong thực hiện nhiệm vụ PBGDPL ở cơ quan, đơn vị và mỗi địa phương./.
                                Nguyễn Quế anh _ sở Tư pháp Nghệ An
Các tin đã đưa ngày: