Đối tượng áp dụng của Thông tư là: Tổ chức tín dụng (Ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân); Chi nhánh ngân hàng nước ngoài và tổ chức không phải là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, cá nhân là người cư trú, người không cư trú có liên quan đến hoạt động ủy thác, nhận ủy thác.
Thông tư quy định về nguyên tắc ủy thác; hợp đồng ủy thác; quyền và nghĩa vụ của bên ủy thác; quyền và nghĩa vụ của bên nhận ủy thác; điều kiện thực hiện ủy thác và nhận ủy thác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; ủy thác và nhận ủy thác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hạch toán, báo cáo, quy định chuyển tiếp.
Để thực hiện có hiệu quả quy định về ủy thác và nhận ủy thác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Thông tư quy định cụ thể trách nhiệm của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng; trách nhiệm của các đơn vị có liên quan (Vụ Quản lý ngoại hối, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam).
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015. Các quy định sau đây hết hiệu lưc thi hành: Thông tư số 04/2012/TT-NHNN ngày 8 tháng 3 năm 2012 của Ngân hàng Nhà nước quy định về nghiệp vụ nhận ủy thác và ủy thác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Mục II Thông tư số 05/2006/TT-NHNN ngày 25 tháng 7 năm 2006 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn một số nội dung về hoạt động cho thuê tài chính và dịch vụ ủy thác cho thuê tài chính theo quy định tại Nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 02 tháng 5 năm 2001 và Nghị định số 65/2005/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ.