Liên kết website

Nghị định số 105/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Cảnh sát môi trường.

16/11/2015

Ngày 20/10/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 105/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Cảnh sát môi trường.

 

Theo Nghị định, cảnh sát môi trường có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ sau: Tổ chức thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình tội phạm, vi phạm hành chính về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm để tham mưu, đề xuất với cấp có thẩm quyền ban hành, chỉ đạo và trực tiếp tổ chức thực hiện đường lối, chính sách pháp luật, chiến lược, chương trình, kế hoạch, biện pháp phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, vi phạm hành chính về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng, huy động thành tựu khoa học và công nghệ phục vụ phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, vi phạm hành chính về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm. Xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu để phục vụ đấu tranh chống tội phạm, vi phạm hành chính về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm. Tham gia hoạt động ứng phó sự cố môi trường, bảo vệ tài nguyên, phòng, chống ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật.

Cảnh sát môi trường được áp dụng các biện pháp công tác, biện pháp nghiệp vụ sau đây: Biện pháp vận động quần chúng, pháp luật, ngoại giao, kinh tế, khoa học - kỹ thuật, nghiệp vụ, vũ trang theo quy định của Luật Công an nhân dân; các biện pháp nghiệp vụ khác theo quy định của các văn bản pháp luật khác có liên quan. Bố trí người thâm nhập tìm hiểu hoạt động của tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm. Bố trí lực lượng giám sát hoạt động đối với những người có dấu hiệu phạm tội hoặc tuy chưa có dấu hiệu phạm tội nhưng có căn cứ rõ ràng người đó liên quan trực tiếp đến tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm.

Ngoài ra, Nghị định còn quy định về việc đào tạo, tuyển chọn nguồn nhân lực; đầu tư nâng cao năng lực và chế độ phụ cấp cho Cảnh sát môi trường. Cụ thể: Cảnh sát môi trường được ưu tiên tuyển chọn sinh viên, học sinh xuất sắc tốt nghiệp ở các học viện, trường đại học có đủ tiêu chuẩn để đào tạo, bổ sung vào lực lượng Cảnh sát môi trường. Cảnh sát môi trường được chọn cử sĩ quan, hạ sĩ quan đến các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước để đào tạo các ngành, nghề phù hợp với nhiệm vụ công tác.  Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan quy định cụ thể về đào tạo và thủ tục tuyển chọn sinh viên, học sinh tốt nghiệp; việc chọn, cử sĩ quan, hạ sĩ quan đến các cơ sở đào tạo.

Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát môi trường được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân, ngoài ra được hưởng chế độ phụ cấp độc hại theo quy định của pháp luật.  Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan quy định cụ thể chế độ phụ cấp độc hại đối với Cảnh sát môi trường.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/12/2015.

Các tin đã đưa ngày: