Liên kết website

Thông cáo báo chí văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành trong tháng 3 năm 2021

27/04/2021

Thực hiện khoản 2, khoản 3 Điều 12 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp ra Thông cáo báo chí về văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành trong tháng 03 năm 2021.

I. SỐ LƯỢNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT ĐƯỢC BAN HÀNH
Trong tháng 03 năm 2021, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 44 văn bản quy phạm pháp luật, gồm 34 Nghị định của Chính phủ và 10 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể:
Các Nghị định của Chính phủ:
1. Nghị định số 13/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 03 năm 2021 của Chính phủ quy định về đối thoại với thanh niên; cơ chế, chính sách và biện pháp thực hiện chính sách đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi;
2. Nghị định số 14/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 03 năm 2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi;
3. Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03 tháng 03 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
4. Nghị định số 16/2021/NĐ-CP ngày 03 tháng 03 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết mức thu, trình tự, thủ tục thu, nộp, việc quản lý, sử dụng chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án và thù lao Hòa giải viên tại Tòa án;
5. Nghị định số 17/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 03 năm 2021 của Chính phủ quy định về chính sách đối với thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện;
6. Nghị định số 18/2021/NĐ-CP ngày 11 tháng 03 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
7. Nghị định số 19/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 03 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia ban hành kèm theo Nghị định số 23/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ;
8. Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 03 năm 2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội;
9. Nghị định số 21/2021/NĐ-CP ngày 19 tháng 03 năm 2021 của Chính phủ quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ;
10. Nghị định số 22/2021/NĐ-CP ngày 19 tháng 03 năm 2021 của Chính phủ về khu kinh tế - quốc phòng;
11. Nghị định số 23/2021/NĐ-CP ngày 19 tháng 03 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết khoản 3 Điều 37 và Điều 39 của Luật Việc làm về trung tâm dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm;
12. Nghị định số 24/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 03 năm 2021 của Chính phủ quy định việc quản lý trong cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông công lập;
13. Nghị định số 25/2021/NĐ-CP ngày 24 tháng 03 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 41/2014/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra Công an nhân dân;
14. Nghị định số 26/2021/NĐ-CP ngày 25 tháng 03 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Nghị quyết số 132/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 của Quốc hội thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc, tồn đọng trong quản lý, sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế;
15. Nghị định số 27/2021/NĐ-CP ngày 25 tháng 03 năm 2021 của Chính phủ về quản lý giống cây trồng lâm nghiệp;
16. Nghị định số 28/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 03 năm 2021 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý tài chính dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư;
17. Nghị định số 29/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 03 năm 2021 của Chính phủ quy định về trịnh tự, thủ tục thẩm định dự án quan trọng quốc gia và giám sát, đánh giá đầu tư;
18. Nghị định số 30/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 03 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở;
19. Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 03 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
20. Nghị định số 32/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 03 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Nghị quyết số 97/2019/QH14 ngày 27 tháng 11 năm 2019 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội;
21. Nghị định số 33/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 03 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Nghị quyết số 131/2020/QH14 ngày 16 tháng 11 năm 2020 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh;
22. Nghị định số 34/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 03 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Nghị quyết số 119/2020/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng;
23. Nghị định số 35/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 03 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư;
24. Nghị định số 36/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 03 năm 2021 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý tài chính của Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam;
25. Nghị định số 37/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 03 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân;
26. Nghị định số 38/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 03 năm 2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo;
27. Nghị định số 39/2021/NĐ-CP ngày 30 tháng 03 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ quy định các mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, ngoại giao, khoa học - kỹ thuật, văn hóa, xã hội do lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm vũ trang canh gác bảo vệ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức có liên quan;
28. Nghị định số 40/2021/NĐ-CP ngày 30 tháng 03 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 89/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu "Nghệ sĩ nhân dân", "Nghệ sĩ ưu tú";
29. Nghị định số 41/2021/NĐ-CP ngày 30 tháng 03 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 82/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước;
30. Nghị định số 42/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 03 năm 2021 của Chính phủ quy định việc xây dựng Công an xã, thị trấn chính quy;
31. Nghị định số 43/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 03 năm 2021 của Chính phủ quy định Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm;
32. Nghị định số 44/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 03 năm 2021 của Chính phủ hướng dẫn thực hiện về chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản chi ủng hộ, tài trợ của doanh nghiệp, tổ chức cho các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19;
33. Nghị định số 45/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 03 năm 2021 của Chính phủ về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã;
34. Nghị định số 46/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 03 năm 2021 của Chính phủ về chế độ quản lý tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ:
1. Quyết định số 07/2021/QĐ-TTg ngày 02 tháng 03 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 38/2017/QĐ-TTg ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định việc chuyển cửa khẩu đối với hàng nhập khẩu về làm thủ tục hải quan tại cảng cạn ICD Mỹ Đình, thành phố Hà Nội;
2. Quyết định số 08/2021/QĐ-TTg ngày 11 tháng 03 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế xử lý nợ bị rủi ro tại Ngân hàng Chính sách xã hội ban hành kèm theo Quyết định số 50/2010/QĐ-TTg ngày 28 tháng 7 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ;
3. Quyết định số 09/2021/QĐ-TTg ngày 15 tháng 03 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ Quyết định số 57/2015/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối với hoạt động tình nguyện của thanh niên;
4. Quyết định số 10/2021/QĐ-TTg ngày 16 tháng 03 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chí xác định doanh nghiệp công nghệ cao;
5. Quyết định số 11/2021/QĐ-TTg ngày 17 tháng 03 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc kéo dài thời gian thực hiện cơ chế tài chính đặc thù của một số cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước;
6. Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg ngày 24 tháng 03 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu;
7. Quyết định số 13/2021/QĐ-TTg ngày 25 tháng 03 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 2 Quy chế hoạt động của khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, thành phố Hải Phòng ban hành kèm theo Quyết định số 69/2011/QĐ-TTg ngày 13 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ đã được sửa đổi, bổ sung tại Quyết định số 39/2013/QĐ-TTg ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ;
8. Quyết định số 14/2021/QĐ-TTg ngày 26 tháng 03 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 53/2013/QĐ-TTg ngày 13 tháng 9 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, tiêu hủy, chuyển nhượng đối với xe ô tô, xe hai bánh gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam;
9. Quyết định số 15/2021/QĐ-TTg ngày 30 tháng 03 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 3 Quyết định số 41/2018/QĐ-TTg ngày 25 tháng 9 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế thuộc Bộ Tài chính;
10. Quyết định số 17/2021/QĐ-TTg ngày 31 tháng 03 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định mức hỗ trợ học nghề đối với người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
II. HIỆU LỰC THI HÀNH, SỰ CẦN THIẾT, MỤC ĐÍCH BAN HÀNH VÀ NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT.
1. Nghị định số 13/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 03 năm 2021 của Chính phủ quy định về đối thoại với thanh niên; cơ chế, chính sách và biện pháp thực hiện chính sách đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi
a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 03 năm 2021.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm thực hiện nhiệm vụ Chính phủ được giao tại Điều 10 về việc quy định chi tiết việc đối thoại với thanh niên và Khoản 8 Điều 26 về cơ chế, chính sách và biện pháp thực hiện chính sách đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi của Luật Thanh niên năm 2020 (có hiệu lực thi hành từ ngày 16 tháng 06 năm 2020).
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 04 chương và 22 Điều quy định  về đối thoại với thanh niên; cơ chế, chính sách và biện pháp thực hiện chính sách đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, cụ thể: (1) Những quy định chung; (2) Đối thoại với thanh niên; (3) Cơ chế, chính sách và biện pháp thực hiện chính sách đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi; (4) Điều khoản thi hành.
Nghị định này áp dụng đối với thanh niên, cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình và cá nhân có liên quan đến thanh niên.
2. Nghị định số 14/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 03 năm 2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi
a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực từ ngày 20 tháng 4 năm 2021.
Nghị định này bãi bỏ các quy định về thức ăn chăn nuôi, giống vật nuôi trong Nghị định số 64/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thủy sản; điểm b khoản 7 Điều 20 Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn thi hành Nghị định số 64/2018/NĐ-CP  và điểm b khoản 7 Điều 20 Nghị định số 90/2017/NĐ-CP, bảo đảm phù hợp với Luật Chăn nuôi năm 2018 (có hiệu lực thi hành từ ngày 19 tháng 11 năm 2018).
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 04 chương và 48 Điều quy định xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi, cụ thể: (1) Quy định chung; (2) Vi phạm quy định về giống vật nuôi; (3) Vi phạm quy định về thức ăn chăn nuôi; (4) Vi phạm quy định về điều kiện chăn nuôi; (5) Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính; (6) Điều khoản thi hành.
Nghị định này áp dụng đối với: (1) Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính về chăn nuôi trên lãnh thổ Việt Nam; (2) Tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm: a) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp; b) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Hợp tác xã; c) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Đầu tư; d) Tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; đ) Đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức khác theo quy định pháp luật; (3) Cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này là các đối tượng không thuộc quy định tại khoản 2 Điều này.
3. Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03 tháng 03 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng
a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực từ ngày 03 tháng 03 năm 2021 và thay thế Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng; Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng; Điều 1, Điều 4, từ Phụ lục I đến Phụ lục IX Nghị định số 100/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng. Các quy định trước đây của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ và địa phương trái với Nghị định này đều bãi bỏ.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm quy định chi tiết thi hành một số nội dung của Luật Xây dựng năm 2014 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng năm 2020; khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn thi hành Nghị định số 59/2015/NĐ-CP và Nghị định số 42/2017/NĐ-CP của Chính phủ.
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 07 chương và 111 Điều quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng, cụ thể: (1) Những quy định chung; (2) Lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng; (3) Tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng; (4) Khảo sát xây dựng; (5) Thiết kế xây dựng; (6) Thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở; (7) Giấy phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng; (8) Xây dựng công trình đặc thù; (9) Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của cá nhân; (10) Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức; (11) Giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài; (12) Điều khoản thi hành.
Nghị định này áp dụng đối với: (1) Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động đầu tư xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam; (2) Các tổ chức, cá nhân trong nước hoạt động đầu tư xây dựng tại nước ngoài thực hiện theo quy định riêng tại Mục 2 Chương V Nghị định này và các quy định pháp luật có liên quan; (3) Đối với dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài thực hiện theo quy định của Nghị định này và pháp luật về quản lý sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài; trường hợp quy định của điều ước quốc tế về vốn ODA đã được ký kết có quy định khác quy định của Nghị định này thì áp dụng theo điều ước quốc tế.
Ban hành kèm theo Nghị định này 10 Phụ lục và 38 Biểu mẫu để quản lý dự án đầu tư xây dựng.
4. Nghị định số 16/2021/NĐ-CP ngày 03 tháng 03 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết mức thu, trình tự, thủ tục thu, nộp, việc quản lý, sử dụng chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án và thù lao Hòa giải viên tại Tòa án
a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 03 tháng 03 năm 2021.
Chính sách quy định tại Nghị định này được thực hiện kể từ ngày Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án có hiệu lực thi hành (ngày 01 tháng 01 năm 2021).
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm thực hiện nhiệm vụ Chính phủ được giao tại Khoản 3 Điều 9 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án về việc quy định chi tiết mức thu, trình tự, thủ tục thu, nộp, việc quản lý, sử dụng chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án.
c) Nội dung cụ thể: Nghị định gồm 11 Điều quy định chi tiết mức thu, trình tự, thủ tục thu, nộp, việc quản lý, sử dụng chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án và thù lao Hòa giải viên tại Tòa án, cụ thể: (1) Phạm vi điều chỉnh; (2) Đối tượng áp dụng; (3) Chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án; (4) Mức thu chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án; (5) Nghĩa vụ nộp chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án; (6) Cơ quan thu chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án; (7) Trình tự, thủ tục thu, nộp tạm ứng chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án; (8) Xử lý tạm ứng chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án; (9) Thù lao Hòa giải viên; (10) Quản lý và sử dụng chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án; (11) Hiệu lực thi hành.
Nghị định này áp dụng đối với: (1) Tòa án nhân dân, Hòa giải viên tại Tòa án (sau đây gọi tắt là Hòa giải viên) và các bên tham gia hòa giải, đối thoại tại Tòa án; (2) Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động hòa giải, đối thoại tại Tòa án theo quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án.
5. Nghị định số 17/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 03 năm 2021 của Chính phủ quy định về chính sách đối với thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện
a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 09 tháng 03 năm 2021.
Điều 7, Điều 16, Điều 17, Điều 18 tại Nghị định số 12/2011/NĐ-CP ngày 30 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ quy định về tổ chức và chính sách đối với thanh niên xung phong hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm thực hiện nhiệm vụ Chính phủ được giao tại Điều 22, Điều 23 Luật Thanh niên năm 2020 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2021) và khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn thi hành một số điều khoản tại Nghị định số 12/2011/NĐ-CP.
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 05 Chương và 23 Điều quy định về chính sách đối với thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện, cụ thể: (1) Quy định chung; (2) Chính sách đối với thanh niên xung phong; (3) Chính sách đối với thanh niên tình nguyện tham gia các chương trình, đề án, dự án; (4) Chính sách đối với thanh niên tình nguyện, cơ quan tổ chức hoạt động tình nguyện vì cộng đồng và xã hội; (5) Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các chính sách đối với thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện; (6) Điều khoản thi hành.
Nghị định này áp dụng đối với: (1) Người tham gia tổ chức thanh niên xung phong; thanh niên tình nguyện; (2) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến thanh niên xung phong và thanh niên tình nguyện.
6. Nghị định số 18/2021/NĐ-CP ngày 11 tháng 03 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
a) Hiệu lực thi hành:  Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 25 tháng 4 năm 2021.
Nghị định này bãi bỏ, bổ sung, thay thế: a) Bãi bỏ một số nội dung tại Nghị định số 134/2016/NĐ-CP gồm: Điểm c khoản 3 Điều 8, điểm b khoản 4 Điều 20, khoản 1 Điều 29 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP; Các cụm từ sau: Cụm từ “(đối với trường hợp miễn thuế trước khi làm thủ tục hải quan) hoặc Mẫu số 03b tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này (đối với trường hợp đề nghị miễn thuế sau khi làm thủ tục hải quan)” tại điểm a khoản 3 Điều 20; cụm từ “Trường hợp đề nghị miễn thuế trước khi làm thủ tục hải quan” tại điểm a khoản 4 Điều 20; cụm từ “khoản 2 Điều 8” tại khoản 4 Điều 31; cụm từ “Trường hợp hàng hóa thuộc diện được hoàn thuế nhưng chưa nộp thuế hoặc không phải nộp thuế theo quy định tại Điều 19 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, hồ sơ, thủ tục thực hiện như hồ sơ, thủ tục hoàn thuế” tại khoản 3 Điều 33, khoản 3 Điều 34, khoản 3 Điều 35, khoản 6 Điều 36, khoản 4 Điều 37; b) Bãi bỏ các Thông tư: Thông tư số 90/2011/TT-BTC ngày 20 tháng 6 năm 2011 của Bộ Tài chính quy định miễn thuế xuất khẩu đối với mặt hàng trầm hương được sản xuất, tạo ra từ cây Dó bầu trồng; Thông tư số 201/2012/TT-BTC ngày 16 tháng 11 năm 2012 của Bộ Tài chính quy định miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa là nông sản chưa qua chế biến do phía Việt Nam hỗ trợ đầu tư, trồng tại Campuchia nhập khẩu về nước; Thông tư số 81/2013/TT-BTC ngày 19 tháng 6 năm 2013 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 201/2012/TT-BTC ngày 16 tháng 11 năm 2012; Thông tư số 116/2013/TT-BTC ngày 20 tháng 8 năm 2013 của Bộ Tài chính quy định miễn thuế xuất khẩu đối với mặt hàng da trăn có nguồn gốc từ gây nuôi sinh sản; c) Bãi bỏ Điều 5 Thông tư số 83/2016/TT-BTC ngày 17 tháng 6 năm 2016 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện ưu đãi đầu tư quy định tại Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 và Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư; d) Thay thế Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định số 134/2016/NĐ-CP bằng Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này; đ) Bổ sung Phụ lục VIIa và Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định này.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm khắc phục một số vướng mắc, hạn chế trong thực tiễn thi hành của Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 02 Điều sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, cụ thể: (1) Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; (2) Tổ chức thực hiện.
Ban hành kèm theo Nghị định 03 Phụ lục, cụ thể: (1) Phụ lục VII - Biểu mẫu miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế gồm 39 biểu mẫu; (2) Phụ lục VIIa - Chỉ tiêu thông tin về thuế và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gồm 09 biểu mẫu; (3) Phụ lục VII - Danh mục sản phẩm nông sản chưa qua chế biến.
7. Nghị định số 19/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 03 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia ban hành kèm theo Nghị định số 23/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ
a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 5 năm 2021.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành khắc phục một số hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn thi hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia ban hành kèm theo Nghị định số 23/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ.
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 04 Điều bổ sung một số điều của điều lệ tổ chức và hoạt động của quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia ban hành kèm theo nghị định số 23/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2014 của chính phủ, cụ thể: (1) Sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia ban hành kèm theo Nghị định số 23/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ như sau: Sửa đổi Khoản 2, khoản 5 Điều 3; Sửa đổi Khoản 2, khoản 3 Điều 4; Sửa đổi Khoản 2, khoản 9 Điều 6; Sửa đổi Khoản 1, điểm c khoản 2 Điều 8; Sửa đổi Tên Chương III; Sửa đổi Điều 12, Điều 13, Khoản 1 Điều 15,  Điều 17; (2) Bãi bỏ khoản 2 Điều 14 của Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia ban hành kèm theo Nghị định số 23/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ; (3) Hiệu lực thi hành; (4) Trách nhiệm thi hành.
8. Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 03 năm 2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội
a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2021.
Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội; Điều 17 Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; các điều từ Điều 40 đến Điều 43 Nghị định số 103/2017/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ quy định về việc thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội; các điều từ Điều 15 đến Điều 23 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn thi hành Nghị định số 136/2013/NĐ-CP, Nghị định số 140/2018/NĐ-CP, Nghị định số 103/2017/NĐ-CP và Nghị định số 28/2012/NĐ-CP, đảm bảo phù hợp với pháp luật hiện hành.
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 08 chương và 39 điều quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội, cụ thể: (1) Quy định chung; (2) Trợ giúp xã hội thường xuyên tại cộng đồng; (3) Trợ giúp xã hội khẩn cấp; (4) Chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng; (5) Chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội; (6) Kinh phí thực hiện; (7) Tổ chức thực hiện; (8) Điều khoản thi hành.
Ban hành kèm theo Nghị định Phụ lục các biểu mẫu: (1) Tờ khai đề nghị trợ giúp xã hội (Áp dụng đối với đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 7 Điều 5 Nghị định); (2) Tờ khai đề nghị trợ giúp xã hội (Áp dụng đối với đối tượng quy định tại khoản 3 và khoản 8 Điều 5 Nghị định); (3) Tờ khai đề nghị trợ giúp xã hội (Áp dụng đối với đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định); (4) Tờ khai đề nghị trợ giúp xã hội (Áp dụng đối với đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 5 Nghị định); (5) Tờ khai đề nghị trợ giúp xã hội (Áp dụng đối với đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định); (6) Tờ khai hộ gia đình có người khuyết tật; (7) Tờ khai nhận chăm sóc, nuôi dưỡng; (8) Tờ khai đối tượng được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng; (9) Tờ khai đề nghị hỗ trợ chi phí mai táng (Áp dụng đối với đối tượng quy định tại Điều 5, khoản 1 Điều 14 Nghị định); (10) Danh sách hộ gia đình và số người trong hộ gia đình thiếu đói, nhu yếu phẩm; (11) Danh sách hộ gia đình và số người trong hộ gia đình thiếu đói, nhu yếu phẩm; (12) Tờ khai đề nghị hỗ trợ về nhà ở (Áp dụng đối với đối tượng quy định tại Điều 15 Nghị định); (13) Tờ khai đề nghị tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội; (14) Hợp đồng cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội; (15) Đơn đề nghị dừng trợ giúp xã hội; (16) Số liệu kết quả thực hiện trợ giúp xã hội thường xuyên; (17) Số liệu thực hiện trợ giúp xã hội đột xuất; (18) Số liệu kết quả thực hiện chính sách đối với người cao tuổi; (19) Số liệu kết quả thực hiện chính sách đối với người khuyết tật.
9. Nghị định số 21/2021/NĐ-CP ngày 19 tháng 03 năm 2021 của Chính phủ quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 5 năm 2021.
Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn thi hành Nghị định số 163/2006/NĐ-CP và Nghị định số 11/2012/NĐ-CP, quy định thi hành Bộ luật Dân sự về tài sản bảo đảm, xác lập, thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và xử lý tài sản bảo đảm.
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 05 chương và 62 Điều quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, cụ thể: (1) Quy định chung; (2) Tài sản bảo đảm; (3) Biện pháp bảo đảm xác lập theo thỏa thuận; (4) Cầm giữ tài sản; (5) Xử lý tài sản bảo đảm; (6) Điều khoản thi hành.
Nghị định áp dụng đối với: (1) Bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm, người có nghĩa vụ được bảo đảm; (2) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
10. Nghị định số 22/2021/NĐ-CP ngày 19 tháng 03 năm 2021 của Chính phủ về khu kinh tế - quốc phòng
a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực từ ngày 05 tháng 5 năm 2021.
Nghị định số 44/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ về xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng; khoản 1 Điều 8 Nghị định số 164/2018/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2018 của Chính phủ về kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội và kinh tế - xã hội với quốc phòng; Quyết định số 83/2010/QĐ-TTg ngày 15 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành cơ chế, chính sách tài chính đối với Khu kinh tế - quốc phòng; Thông tư liên tịch số 246/2010/TTLT-BQP-BKH ngày 23 tháng 12 năm 2010 của Bộ Quốc phòng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 44/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ về xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng; Quyết định số 133/2004/QĐ-BQP ngày 21 tháng 9 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Quy chế hoạt động của Đoàn kinh tế - quốc phòng hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm thực hiện nhiệm vụ Chính phủ được giao tại Điều 15 Luật Quốc phòng năm 2018 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2019) và khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn thi hành Nghị định số 44/2009/NĐ-CP, Nghị định số 164/2018/NĐ-CP, Quyết định số 83/2010/QĐ-TTg, Thông tư liên tịch số 246/2010/TTLT-BQP-BKH và Quyết định số 133/2004/QĐ-BQP.
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 06 chương và 43 Điều về khu kinh tế - quốc phòng, cụ thể: (1) Những quy định chung; (2) Hợp phần quy hoạch khu kinh tế - quốc phòng; (3) Kế hoạch xây dựng khu kinh tế - quốc phòng; (4) Mở mới, kết thúc khu kinh tế - quốc phòng; (5) Thành lập, giải thể đoàn kinh tế - quốc phòng; (6) Quản lý hoạt động của đoàn kinh tế - quốc phòng; (7) Cơ chế đầu tư, tài chính và chính sách đối với các đối tượng tham gia xây dựng khu kinh tế - quốc phòng; (8) Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong xây dựng khu kinh tế - quốc phòng; (9) Điều khoản thi hành.
Nghị định áp dụng đối với: (1) Đoàn kinh tế - quốc phòng, doanh nghiệp Quân đội trực tiếp thực hiện nhiệm vụ xây dựng, quản lý Khu kinh tế - quốc phòng; (2) Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân tham gia xây dựng, quản lý Khu kinh tế - quốc phòng; (3) Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân có liên quan.
11. Nghị định số 23/2021/NĐ-CP ngày 19 tháng 03 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết khoản 3 Điều 37 và Điều 39 của Luật Việc làm về trung tâm dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm
a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 6 năm 2021.
Nghị định số 196/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định thành lập và hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm; Nghị định số 52/2014/NĐ-CP ; Điều 10, Điều 12 Nghị định số 140/2018/NĐ-CP hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm quy định chi tiết Khoản 3 Điều 37 và Điều 39 của Luật Việc làm về trung tâm dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm và khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn thi hành Nghị định số 196/2013/NĐ-CP, Nghị định số 52/2014/NĐ-CP và Nghị định số 140/2018/NĐ-CP.
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 05 chương và 38 Điều quy định chi tiết khoản 3 Điều 37 và Điều 39 của Luật Việc làm về trung tâm dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm, cụ thể: (1) Quy định chung; (2) Điều kiện thành lập, tổ chức và hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm; (3) Điều kiện, thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm; (3) Ký quỹ của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm; (4) Tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm; (5) Thẩm quyền và trách nhiệm; (6) Điều khoản thi hành.
Nghị định áp dụng đối với: (1) Trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 37 của Luật Việc làm, gồm: a) Trung tâm dịch vụ việc làm do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quyết định thành lập; b) Trung tâm dịch vụ việc làm do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định thành lập; c) Trung tâm dịch vụ việc làm do người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội cấp trung ương quyết định thành lập; (2) Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 39 của Luật Việc làm; (3) Cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện quy định tại Nghị định này.
Ban hành kèm theo Nghị định 02 Phụ lục gồm 16 Biểu mẫu để quản lý trung tâm dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm.
12. Nghị định số 24/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 03 năm 2021 của Chính phủ quy định việc quản lý trong cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông công lập
a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 5 năm 2021.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định này được ban hành nhằm quy định việc quản lý trong cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông công lập (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục), bao gồm: quản lý các hoạt động giáo dục; thực hiện quy chế dân chủ trong quản lý các hoạt động giáo dục; trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục và người đứng đầu cơ sở giáo dục trong quản lý các hoạt động giáo dục; bảo đảm việc tham gia của học sinh, gia đình và xã hội trong quản lý các hoạt động giáo dục theo Luật Giáo dục năm 2019 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 07 năm 2020).
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 06 chương và 18 Điều quy định việc quản lý trong cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông công lập, cụ thể: (1) Quy định chung; (2) Quản lý các hoạt động giáo dục; (3) Thực hiện quy chế dân chủ trong quản lý các hoạt động giáo dục; (4) Trách nhiệm giải trình trong quản lý các hoạt động giáo dục; (5) Bảo đảm việc tham gia của học sinh, gia đình và xã hội trong quản lý các hoạt động giáo dục; (6) Điều khoản thi hành.
Nghị định này áp dụng đối với nhà trẻ, nhóm trẻ độc lập, trường mẫu giáo, lớp mẫu giáo độc lập, trường mầm non, lớp mầm non độc lập công lập (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục mầm non); trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học công lập (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục phổ thông); cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
13. Nghị định số 25/2021/NĐ-CP ngày 24 tháng 03 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 41/2014/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra Công an nhân dân
a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực từ ngày 20 tháng 5 năm 2021.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 41/2014/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra Công an nhân dân.
c) Nội dung chủ yếu: Nghi định gồm 03 Điều sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 41/2014/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra Công an nhân dân, cụ thể: (1) Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 41/2014/NĐ-CP: Khoản 1, khoản 3 Điều 3; Khoản 5 Điều 10; Mục 2 Chương II; Khoản 2 Điều 15; Khoản 2 Điều 23; Điều 27; Khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 28; Khoản 2 Điều 30; Điểm a khoản 2 Điều 32; Khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 33; Khoản 1, khoản 2 Điều 38; Điều 54; (2) Điều 2: (i) Bãi bỏ các điều khoản sau: Điều 14, khoản 3 Điều 15, Điều 18, Điều 19, khoản 3 Điều 30; (ii) Bỏ cụm từ “Thanh tra Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, Thanh tra Công an huyện” tại mục 3 Chương II của Nghị định số 41/2014/NĐ-CP; (3) Hiệu lực và trách nhiệm thi hành.
14. Nghị định số 26/2021/NĐ-CP ngày 25 tháng 03 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Nghị quyết số 132/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 của Quốc hội thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc, tồn đọng trong quản lý, sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế
a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực từ ngày 25 tháng 3 năm 2021.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm thực hiện nhiệm vụ Chính phủ được giao tại Nghị quyết số 132/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 của Quốc hội thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc, tồn đọng trong quản lý, sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế.
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 05 chương và 16 Điều quy định chi tiết một số điều của Nghị quyết số 132/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 của Quốc hội thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc, tồn đọng trong quản lý, sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế, cụ thể: (1) Quy định chung; (2) Chế độ sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế; (3) Xử lý đất quốc phòng, an ninh đối với dự án, hợp đồng liên doanh, liên kết đã thực hiện; tại doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn; (4) Quản lý, sử dụng tài chính từ đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế; (5) Tổ chức thực hiện.
Nghị định áp dụng đối với: (1) Đơn vị quân đội, đơn vị công an, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân (sau đây gọi là đơn vị); (2) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân trực tiếp làm nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, an ninh (sau đây gọi là doanh nghiệp quân đội, công an); (3) Tổ chức, cá nhân được tiếp tục sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế quy định tại Điều 7 Nghị quyết số 132/2020/QH14; (4) Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Ban hành kèm theo Nghị định Phụ lục các biểu mẫu: (1) Phương án sử dụng đất của...; (2) Tờ trình về việc phê duyệt phương án sử dụng đất, phương án xử lý chấm dứt hoặc tiếp tục thực hiện dự án, hợp đồng liên doanh, liên kết; (3) Phương án xử lý chấm dứt dự án, hợp đồng, liên doanh, liên kết của …; (4) Phương án xử lý tiếp tục thực hiện dự án, hợp đồng, liên doanh, liên kết của…; (5) Quyết định về việc phê duyệt phương án xử lý chấm dứt dự án, hợp đồng liên doanh, liên kết; (6) Quyết định về việc phê duyệt phương án sử dụng đất hoặc phương án xử lý tiếp tục thực hiện dự án, hợp đồng liên doanh, liên kết.
15. Nghị định số 27/2021/NĐ-CP ngày 25 tháng 03 năm 2021 của Chính phủ về quản lý giống cây trồng lâm nghiệp
a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 5 năm 2021.
 Những văn bản, tiêu chuẩn quốc gia được viện dẫn trong Nghị định này khi có sửa đổi, bổ sung, thay thế, thì áp dụng theo văn bản, tiêu chuẩn sửa đổi, bổ sung, thay thế đó.
Nghị định này bãi bỏ các quy định tại các văn bản sau đây: a) Khoản 1 và khoản 13 Điều 3, Điều 7, Điều 14, Điều 15, Điều 16, Điều 17 Thông tư số 30/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định Danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính; công nhận giống và nguồn giống; quản lý vật liệu giống cây trồng lâm nghiệp chính; b) Điều 4 Thông tư số 43/2018/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định một số nội dung về xuất khẩu, nhập khẩu giống cây trồng, giống vật nuôi, nguồn gen cây trồng; nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật và nhập khẩu vật thể trong Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao tại Nghị quyết số 117/NQ-CP ngày 10/8/2020 về xây dựng Nghị định về quản lý giống cây trồng lâm nghiệp và khắc phục những hạn chế vướng mắc trong thực tiễn thi hành Thông tư số 30/2018/TT-BNNPTNT và Thông tư số 43/2018/TT-BNNPTNT.
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 04 chương và 31 Điều về quản lý giống cây trồng lâm nghiệp, cụ thể: (1) Quy định chung; (2) Bảo tồn nguồn gen giống cây trồng lâm nghiệp; (3) Nghiên cứu, chọn, tạo, khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp; (4) Quản lý chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp; (5) Sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp; (6) xuất khẩu, nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp; (7) Tổ chức thực hiện; (8) Điều khoản thi hành.
Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có hoạt động liên quan đến nội dung quy định tại Điều 1 Nghị định này trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Ban hành kèm theo Nghị định Phụ lục, các biểu mẫu: (1) Phụ lục I - Danh mục các tiêu chuẩn quốc gia về giống cây trồng lâm nghiệp; (2) Phụ lục II - Các biểu mẫu quản lý, xuất khẩu, nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp.
16. Nghị định số 28/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 03 năm 2021 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý tài chính dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư
a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày ký (ngày 26 tháng 03 năm 2021).
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm thực hiện nhiệm vụ Bộ Tài chính được giao tại Khoản 1 Điều 91 Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư năm 2020 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2021) về việc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về cơ chế tài chính trong đầu tư theo phương thức PPP, đảm bảo phù hợp với Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư năm 2020 và nâng cao hiệu quả quản lý tài chính đối với các dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 08 chương và 26 Điều quy định cơ chế quản lý tài chính dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư, cụ thể: (1) Quy định chung; (2) Phương án tài chính của dự án PPP; (3) Nguồn vốn thực hiện dự án PPP của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP; (4) Quản lý, sử dụng, thanh toán vốn nhà nước trong thực hiện dự án PPP; (5) Quyết toán vốn đầu tư công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng; (6) Chia sẻ phần doanh thu tăng, giảm; (7) Chế độ báo cáo; (8) Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức cá nhân; (9) Điều khoản thi hành.
Nghị định này áp dụng đối với các bên trong hợp đồng dự án PPP; cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đầu tư PPP.
Ban hành kèm theo Nghị định Phụ lục, các biểu mẫu: (1) Phụ lục 1 - Bảng tổng hợp giá trị khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng dự án PPP đề nghị thanh toán; (2) Phụ lục II; (3) Phụ lục III - Bảng tổng hợp giá trị khối lượng, chất lượng sản phẩm, dịch vụ công đề nghị thanh toán; (4) Phụ lục IV.
17. Nghị định số 29/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 03 năm 2021 của Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục thẩm định dự án quan trọng quốc gia và giám sát, đánh giá đầu tư
a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, các quy định trước đây trái với Nghị định này và các quy định sau đây hết hiệu lực: a) Nghị định số 131/2015/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ hướng dẫn về dự án quan trọng quốc gia; b) Nghị định số 02/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 131/2015/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ hướng dẫn về dự án quan trọng quốc gia; c) Nghị định số 84/2015/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về giám sát và đánh giá đầu tư; d) Nghị định số 01/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 84/2015/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về giám sát và đánh giá đầu tư.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm thực hiện nhiệm vụ Chính phủ được giao tại Điều 5 Luật Đầu tư công năm 2019 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2020) và khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn thi hành Nghị định số 131/2015/NĐ-CP, Nghị định số 02/2020/NĐ-CP và Nghị định số 84/2015/NĐ-CP.
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 11 chương và 107 Điều quy định về trịnh tự, thủ tục thẩm định dự án quan trọng quốc gia và giám sát, đánh giá đầu tư, cụ thể: (1) Quy định chung; (2) Tổ chức và phương thức hoạt động của hội đồng thẩm định nhà nước; (3) Thuê tư vấn thẩm tra và chi phí thẩm định, thẩm tra dự án quan trọng quốc gia; (4) Hồ sơ, thủ tục và nội dung thẩm định quyết định chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia sử dụng vốn đầu tư công; (5) Hồ sơ, thủ tục và nội dung thẩm định quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của quốc hội; (6) Hồ sơ, thủ tục và nội dung thẩm định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của quốc hội; (7) Hồ sơ, thủ tục và nội dung thẩm định chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài; (8) Hồ sơ, thủ tục và nội dung thẩm định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia sử dụng vốn đầu tư công; (9) Hồ sơ, thủ tục và nội dung thẩm định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án ppp thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của quốc hội; (10) Hồ sơ, thủ tục và nội dung thẩm định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư các dự án đầu tư theo quy định tại điều 41 luật đầu tư; (11) Hồ sơ, thủ tục và nội dung thẩm định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư ra nước ngoài; (12) Hồ sơ, thủ tục và nội dung thẩm định quyết định đầu tư dự án quan trọng quốc gia sử dụng vốn đầu tư công; (13) Hồ sơ, thủ tục và nội dung thẩm định phê duyệt dự án PPP; (14) Hồ sơ, thủ tục và nội dung thẩm định điều chỉnh dự án quan trọng quốc gia sử dụng vốn đầu tư công; (15) Giám sát, đánh giá chương trình đầu tư công; (16) giám sát, đánh giá dự án đầu tư công; (17) Giám sát, đánh giá dự án PPP; (18) Giám sát, đánh giá dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công; (19) Giám sát, đánh giá dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác; (20) Giám sát, đánh giá dự án đầu tư ra nước ngoài; (21) Giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư; (22) Giám sát đầu tư của cộng đồng; (23) Chi phí thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư; (24) Tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư; (25) Điều khoản thi hành.
Nghị định áp dụng đối với: (1) Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến dự án quan trọng quốc gia theo quy định tại Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng; dự án do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư theo quy định tại Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; dự án do Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định tại Luật Đầu tư. (2) Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư và các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đầu tư và giám sát, đánh giá đầu tư.
Ban hành kèm theo Nghị định Phụ lục, các biểu mẫu: (1) Phụ lục I – Mẫu kế hoạch thẩm định; (2) Phụ lục II- Mẫu báo cáo dự án phát sinh vấn đề thuộc tiêu chí dự án quanh trọng Quốc gia; (3) Phụ lục III – Mẫu báo cáo Quốc hội về dưh án quan trọng Quốc gia.
18. Nghị định số 30/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 03 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở
a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực từ ngày 26 tháng 03 năm 2021.
Trường hợp công dân Việt Nam đã được cấp số định danh cá nhân và cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu về đăng ký đầu tư, đăng ký doanh nghiệp được kết nối, vận hành thì được sử dụng số định danh cá nhân thay thế cho các giấy tờ liên quan đến nhân thân (bản sao Giấy chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân, Hộ chiếu và các giấy tờ chứng thực cá nhân khác) khi thực hiện thủ tục liên quan đến lĩnh vực nhà ở, kinh doanh bất động sản theo quy định của pháp luật về nhà ở, pháp luật về kinh doanh bất động sản.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở năm 2014.
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 04 Điều sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở, cụ thể: (1) Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở; (2) Sửa đổi, bãi bỏ một số quy định liên quan đến thủ tục đầu tư xây dựng nhà ở và kinh doanh bất động sản; (3) Quy định chuyển tiếp; (4) Điều khoản thi hành.
Ban hành kèm theo Nghị định Phụ lục: Mẫu đơn đề nghị giải quyết bán phần diện tích nhà ở và chuyển quyền sử dụng đất ở sử dụng chung hoặc chuyển quyền sử dụng đất liền kề hoặc chuyển quyền sử dụng đất có nhà ở xây dựng trên đất trống trong khuôn viên nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước.
19. Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 03 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư
a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực từ ngày 26 tháng 03 năm 2021.
Các Nghị định, quy định sau đây hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Luật Đầu tư có hiệu lực thi hành: a) Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư; b) Nghị định số 37/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2020 bổ sung Danh mục ngành, nghề ưu đãi đầu tư ban hành kèm theo Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư; c) Nghị định số 83/2015/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ quy định về đầu tư ra nước ngoài; d) Nghị định số 104/2007/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về kinh doanh dịch vụ đòi nợ; đ) Nghị định số 69/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ; e) Nghị định số 79/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ quản lý vận hành nhà chung cư; kiến thức hành nghề môi giới bất động sản, điều hành sàn giao dịch bất động sản; g) Điều 2 của Nghị định số 100/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư năm 2020 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2021).
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 09 chương và 132 Điều quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư, cụ thể: (1) Quy định chung; (2) Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh và ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; (3) Ngành, nghề và điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài; (4) Ưu đãi và hỗ trợ đầu tư; (5) Quy định chung về thực hiện dự án đầu tư; (6) Chấp thuận chủ trương đầu tư và lựa chọn nhà đầu tư; (7) Thủ tục cấp, điều chỉnh, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; (8) Điều chỉnh dự án đầu tư; (9) Thủ tục ngừng, chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư; (10) Một số quy định về hoạt động đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế; (11) Thành lập tổ chức kinh tế và thực hiện hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài; (12) Hoạt động đầu tư ra nước ngoài; (13) Thủ tục cấp, điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài đối với dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài; (14) Thủ tục cấp, điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài đối với dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài; (15) Triển khai dự án đầu tư; (16) Triển khai dự án đầu tư; (17) Nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ, cơ quan ngang bộ, ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan liên quan; (18) Chế độ báo cáo hoạt động đầu tư, xúc tiến đầu tư và vận hành hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư; (19) Sửa đổi, bổ sung một số nghị định liên quan đến đầu tư kinh doanh; (20) Quy định chuyển tiếp; (21) Điều khoản thi hành.
Nghị định này áp dụng đối với nhà đầu tư và cơ quan nhà nước có thẩm quyền; tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam và hoạt động đầu tư ra nước ngoài.
Ban hành kèm theo Nghị định Phụ lục, các biểu mẫu: (1) Phụ lục I - Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài; (2) Phụ lục II - Danh mục ngành, nghề ưu đãi đầu tư; (3) Phụ lục iii - Danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư.
20. Nghị định số 32/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 03 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Nghị quyết số 97/2019/QH14 ngày 27 tháng 11 năm 2019 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội
a) Hiệu lực thi hành: Nghị định  này có hiệu lực thi hành từ ngày 29 tháng 03 năm 2021.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm thực hiện nhiệm vụ Chính phủ được giao tại khoản 2 Điều 7 Nghị quyết số 97/2019/QH14 về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội.
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 06 chương và 33 Điều quy định chi tiết và biện pháp thi hành Nghị quyết số 97/2019/QH14 ngày 27 tháng 11 năm 2019 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội, cụ thể: (1) Quy định chung; (2) Tổ chức và hoạt động, chế độ trách nhiệm của ủy ban nhân dân, chủ tịch ủy ban nhân dân phường; (3) Tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức làm việc tại ủy ban nhân dân phường; (4) Tổ chức thực hiện nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác; (5) Công tác lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách quận, thị xã, phường; (6) Điều khoản thi hành và tổ chức thực hiện.
Nghị định này áp dụng đối với: (1) Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội; (2) Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân quận, thị xã thuộc thành phố Hà Nội; (3) Ủy ban nhân dân phường thuộc quận, thị xã của thành phố Hà Nội; (4) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
21. Nghị định số 33/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 03 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Nghị quyết số 131/2020/QH14 ngày 16 tháng 11 năm 2020 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh
a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực từ ngày 29 tháng 03 năm 2021.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm thực hiện nhiệm vụ Chính phủ được giao tại Khoản 4 Điều 10 Nghị quyết số 131/2020/QH14 về việc quy định chi tiết và biện pháp thi hành Nghị quyết số 131/2020/QH14.
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 08 Chương và 45 Điều quy định chi tiết và biện pháp thi hành Nghị quyết số 131/2020/QH14 ngày 16 tháng 11 năm 2020 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể: (1) Quy định chung; (2) Tổ chức và hoạt động của ủy ban nhân dân quận, chế độ trách nhiệm của chủ tịch ủy ban nhân dân quận; (3) Tổ chức và hoạt động của ủy ban nhân dân thành phố thuộc thành phố hồ chí minh, chế độ trách nhiệm của chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố thuộc thành phố hồ chí minh; (4) Tổ chức và hoạt động của ủy ban nhân dân phường, chế độ trách nhiệm của chủ tịch ủy ban nhân dân phường; (5) Tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức làm việc tại ủy ban nhân dân quận, ủy ban nhân dân phường; (6) Lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách quận, phường; (7) Tổ chức thực hiện nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác; (8) Điều khoản thi hành.
Nghị định này áp dụng đối với: (1) Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh; (2) Ủy ban nhân dân quận thuộc Thành phố Hồ Chí Minh; (3) Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố thuộc Thành phố Hồ Chí Minh; (4) Ủy ban nhân dân phường thuộc quận, Ủy ban nhân dân phường thuộc thành phố thuộc Thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân phường); (5) Cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan.
22. Nghị định số 34/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 03 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Nghị quyết số 119/2020/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng
a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực từ ngày 29 tháng 03 năm 2021.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm quy định chi tiết và biện pháp thi hành Nghị quyết số 119/2020/QH14 về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng.
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 07 chương và 41 Điều quy định chi tiết và biện pháp thi hành Nghị quyết số 119/2020/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng, cụ thể: (1) Quy định chung; (2) Tổ chức và hoạt động của ủy ban nhân dân quận, chế độ trách nhiệm của chủ tịch quận; (3) Tổ chức và hoạt động của ủy ban nhân dân phường, chế độ trách nhiệm của chủ tịch phường; (4) Tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức làm việc tại ủy ban nhân dân quận và ủy ban nhân dân phường; (5) Tổ chức thực hiện nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác; (6) Lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách quận, phường; (7) Điều khoản thi hành.
Nghị định này áp dụng đối với: (1) Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng; (2) Ủy ban nhân dân quận, huyện đảo thuộc thành phố Đà Nẵng; (3) Ủy ban nhân dân phường thuộc quận tại thành phố Đà Nẵng. (3) Cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan.
23. Nghị định số 35/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 03 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư
a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực từ ngày 29 tháng 03 năm 2021, trừ quy định tại khoản 2 Điều này.
Quy định tại Điều 90 của Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 10 năm 2019.
Bãi bỏ Nghị định số 63/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định này được ban hành nhằm quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư năm 2020 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2021).
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm có 09 chương và 93 Điều quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, cụ thể: (1) Quy định chung; (2) Hội đồng thẩm định dự án PPP; (3) Lựa chọn tư vấn thẩm tra, chi phí thẩm tra và thẩm định; (4) Lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP; (5) Lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi, phê duyệt dự án PPP; (6) Quy định chung trong lựa chọn nhà đầu tư; (7) Lựa chọn danh sách ngắn; (8) Chuẩn bị lựa chọn nhà đầu tư; (9) Tổ chức lựa chọn nhà đầu tư; (10) Đánh giá hồ sơ dự thầu; (11) Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư; (12) Đàm phán , hoàn thiện, ký kết hợp đồng và công khai thông tin hợp đồng dự án PPP; (13) Chỉ định nhà đầu tư và lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt; (14) Thẩm định và giải quyết kiến nghị trong lựa chọn nhà đầu tư; (15) Xác nhận hoàn thành và chuyển giao công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng; (16) Chấm dứt hợp đồng dự án PPP; (17) Xử lý tình huống lựa chọn nhà đầu tư trong quá trình thực hiện dự án; (18) Xử lý vi phạm; (19) Kiểm tra hoạt động lựa chọn nhà đầu tư theo phương thức PPP; (20) Điều khoản thi hành.
Ban hành kèm theo Nghị định Phụ lục, các biểu mẫu: (1) Phụ lục I – Mẫu kế hoạch thẩm định; (2) Phụ lục II gồm 03 biểu mẫu; (3) Phụ lục III gồm 03 biểu mẫu; (4) Phụ lục IV - Hướng dẫn nội dung về khảo sát sự quan tâm của nhà đầu tư; (5) Phụ lục V - Quy trình lựa chọn nhà đầu tư dự án PPP; (6) Phụ lục VI - Hướng dẫn lập hợp đồng mẫu dự án PPP.
24. Nghị định số 36/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 03 năm 2021 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý tài chính của Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 5 năm 2021, áp dụng từ năm tài chính 2021, thay thế Nghị định số 06/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ ban hành Quy chế tài chính của Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Giai đoạn từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến thời điểm Nghị định này có hiệu lực, Công ty mẹ thực hiện theo quy định tại Nghị định số 06/2015/NĐ-CP , đối với các nội dung Nghị định số 06/2015/NĐ-CP không có quy định thì thực hiện theo quy định pháp luật thời điểm ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày Nghị định này có hiệu lực.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm khắc phục một số hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn thi hành Nghị định số 06/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ ban hành Quy chế tài chính của Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, đảm bảo phù hợp với Luật doanh nghiệp năm 2020 (có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2021).
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định ban hành kèm theo Quy chế quản lý tài chính của Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam gồm 05 chương và 41 Điều, cụ thể: (1) Những quy định chung; (2) Quản lý và sử dụng vốn tại công ty mẹ; (3) Quản lý và sử dụng tài sản của công ty mẹ; (4) Chế độ thu chi tài chính; (5) Lợi nhuận và trích lập các quỹ; (6) Kế hoạch tài chính, chế độ kế toán, thống kê, kiểm toán; (7) Quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của hội đồng thành viên, tổng giám đốc trong việc quản lý tài chính; (8) Quản lý vốn của công ty mẹ đầu tư vào doanh nghiệp khác; (9) Quản lý nhà nước về tài chính đối với công ty mẹ - tập đoàn dầu khí việt nam; (10) Điều khoản thi hành.
25. Nghị định số 37/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 03 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân
a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực từ ngày 14 tháng 5 năm 2021.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm khắc phục một số hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn thi hành Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân.
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 03 Điều sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân, cụ thể: (1) Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân: Sửa đổi, bổ sung điểm e, điểm h khoản 2 Điều 3; Sửa đổi điểm b khoản 2 và bổ sung điểm c vào khoản 2 Điều 4; Sửa đổi, bổ sung khoản 4, khoản 5 Điều 5; Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 6; Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 7; Sửa đổi, bổ sung Điều 8 ; Sửa đổi, bổ sung Điều 9; Sửa đổi, bổ sung Điều 10; (2) Hiệu lực thi hành; (3) Trách nhiệm thi hành.
26. Nghị định số 38/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 03 năm 2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo
a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 6 năm 2021.
Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, các văn bản và quy định sau đây hết hiệu lực thi hành: a) Nghị định số 56/2006/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa; b) Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; c) Điều 2 Nghị định số 28/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan và Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; d) Khoản 1 và khoản 3 Điều 23 Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn thi hành Nghị định số 56/2006/NĐ-CP, Nghị định số 158/2013/NĐ-CP, Điều 2 Nghị định số 28/2017/NĐ-CP và Khoản 1 và khoản 3 Điều 23 Nghị định số 115/2018/NĐ-CP, bảo đảm phù hợp với tình hình thực tiễn.
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 05 chương và 74 Điều quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo, cụ thể: (1) Những quy định chung; (2) Hành vi vi phạm về điện ảnh; (3) Hành vi vi phạm về hoạt động nghệ thuật biểu diễn; (4) Hành vi vi phạm về tổ chức lễ hội; kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường; hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa cộng cộng; (5) Hành vi vi phạm về mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; (6) Hành vi vi phạm về di sản văn hóa; (7) Hành vi vi phạm về thư viện; (8) Hành vi vi phạm khác trong lĩnh vực văn hóa; (9) Hành vi vi phạm về những quy định chung; (10) Hành vi vi phạm về quảng cáo trên báo chí, sản phẩm in, phương tiện điện tử, thiết bị đầu cuối và các thiết bị viễn thông khác; (11) Hành vi vi phạm hành chính về quảng cáo trên các phương tiện quảng cáo; (12) Hành vi vi phạm về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt; (13) Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo; (14) Điều khoản thi hành.
Nghị định này áp dụng đối với: a) Tổ chức, cá nhân Việt Nam có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo ở Việt Nam và ở nước ngoài; b) Tổ chức, cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo trên lãnh thổ Việt Nam; c) Người có thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này; Tổ chức quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này gồm: a) Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao; b) Doanh nghiệp Việt Nam và các đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp (chi nhánh, văn phòng đại diện), doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam; c) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; d) Đơn vị sự nghiệp công lập; đơn vị sự nghiệp ngoài công lập; đ) Tổ chức xã hội - nghề nghiệp hoạt động trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo; e) Tổ chức quốc tế, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam; g) Cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam, chi nhánh của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam; h) Các tổ chức khác có hành vi vi phạm trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo.
27. Nghị định số 39/2021/NĐ-CP ngày 30 tháng 03 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ quy định các mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, ngoại giao, khoa học - kỹ thuật, văn hóa, xã hội do lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm vũ trang canh gác bảo vệ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức có liên quan
a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 5 năm 2021.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm khắc phục một số hạn chế vướng mắc trong thực tiễn thi hành Nghị định số 37/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ quy định các mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, ngoại giao, khoa học - kỹ thuật, văn hóa, xã hội do lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm vũ trang canh gác bảo vệ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức có liên quan, bảo đảm phù hợp với Luật Công an nhân dân năm 2018 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2019).
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 03 Điều sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ quy định các mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, ngoại giao, khoa học - kỹ thuật, văn hóa, xã hội do lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm vũ trang canh gác bảo vệ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức có liên quan, cụ thể: (1) Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2009/NĐ-CP:  Khoản 2 Điều 1; sửa đổi, bổ sung Điểm b khoản 1 Điều 4; Bổ sung khoản 2a Điều 5;  Bổ sung Điều 5a sau Điều 5; sửa đổi, bổ sung Điều 6; sửa đổi, bổ sung Điều 7; sửa đổi, bổ sung Điều 8; sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 9; (2) Trách nhiệm thi hành; (3) Hiệu lực thi hành.
Ban hành kèm theo Nghị định Danh mục: Các mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, ngoại giao, khoa học - kỹ thuật, văn hóa, xã hội do lực lượng cảnh sát nhân dân có trách nhiệm vũ trang canh gác bảo vệ.
28. Nghị định số 40/2021/NĐ-CP ngày 30 tháng 03 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 89/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu "Nghệ sĩ nhân dân", "Nghệ sĩ ưu tú"
a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 5 năm 2021.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm khắc phục một số hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn thi hành Nghị định số 89/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu "Nghệ sĩ nhân dân", "Nghệ sĩ ưu tú".
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm có 04 Điều sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 89/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu "Nghệ sĩ nhân dân", "Nghệ sĩ ưu tú", cụ thể: (1) Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 89/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”; (2) Sửa đổi, bổ sung Phụ lục II về Bảng quy đổi giải thưởng ban hành kèm theo Nghị định số 89/2014/NĐ-CT ngày 29 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ (ban hành kèm theo Nghị định này); (3) Hiệu lực thi hành; (4) Trách nhiệm thi hành.
Ban hành kèm theo Nghị định này Phụ lục II: Bảng quy đổi giải thưởng.
29. Nghị định số 41/2021/NĐ-CP ngày 30 tháng 03 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 82/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước
a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 5 năm 2021.
Nghị định này bãi bỏ Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 82/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn thi hành Nghị định số 82/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 04 Điều sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 82/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước, cụ thể: (1) Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 82/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước; (2) Điều khoản chuyển tiếp; (3) Trách nhiệm thi hành; (4) Hiệu lực thi hành.
Ban hành kèm theo Nghị định Phụ lục, các biểu mẫu: (1) Phụ lục I - Mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước; (2) Phụ lục II - Bảng các hệ số điều chỉnh; (3) Phụ lục III - Mẫu kê khai tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước; (4) Phụ lục V - Mẫu quyết định phê duyệt tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước; (5) Phụ lục Va - Mẫu quyết định phê duyệt truy thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.
30. Nghị định số 42/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 03 năm 2021 của Chính phủ quy định việc xây dựng Công an xã, thị trấn chính quy
a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực từ ngày 16 tháng 5 năm 2021.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm thực hiện nhiệm vụ Chính phủ được giao tại khoản 2 Điều 17 Luật Công an nhân dân năm 2018 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2019) về quy định việc xây dựng Công an xã, thị trấn chính quy.
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 04 Chương và 14 Điều quy định việc xây dựng Công an xã, thị trấn chính quy, cụ thể: (1) Những quy định chung; (2) Thẩm quyền, lộ trình và điều kiện bảo đảm hoạt động đối với công an xã chính quy; (3) Trách nhiệm của các bộ, ngành và ủy ban nhân dân các cấp về xây dựng công an xã chính quy; (4) Điều khoản thi hành.
Nghị định này áp dụng đối với Công an xã chính quy; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xây dựng Công an xã chính quy.
31. Nghị định số 43/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 03 năm 2021 của Chính phủ quy định Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm
a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 6 năm 2021.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thực hiện chính sách, bảo đảm phù hợp với Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 04 chương và 25 Điều quy định Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm, cụ thể: (1) Quy định chung; (2) Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm; (3) Khai thác và sử dụng dữ liệu cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm; (4) Quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm; (5) Tổ chức thực hiện; (6) Điều khoản thi hành.
Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm.
32. Nghị định số 44/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 03 năm 2021 của Chính phủ hướng dẫn thực hiện về chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản chi ủng hộ, tài trợ của doanh nghiệp, tổ chức cho các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19
a) Hiệu lực thi hành:  Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký (Ngày 31 tháng 03 năm 2021) và áp dụng cho kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020 và năm 2021.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm thực hiện nhiệm vụ Chính phủ được giao tại khoản 8 Điều 3 Nghị quyết số 128/2020/QH14 về hướng dẫn thực hiện về chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản chi ủng hộ, tài trợ của doanh nghiệp, tổ chức cho các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19.
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 03 Điều hướng dẫn thực hiện về chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản chi ủng hộ, tài trợ của doanh nghiệp, tổ chức cho các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19, cụ thể: (1) Đối tượng, phạm vi áp dụng; (2) Chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp; (3) Hiệu lực thi hành và tổ chức thực hiện.
Ban hành kèm theo Nghị định Phụ lục biểu mẫu: Biên bản xác nhận ủng hộ, tài trợ cho các hoạt động  phòng, chống dịch covid-19.
33. Nghị định số 45/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 03 năm 2021 của Chính phủ về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã
a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 5 năm 2021.
Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, bãi bỏ các nội dung quy định tại: a) Điều 2; khoản 1, khoản 3, khoản 4 Điều 3; khoản 2 Điều 5; Điều 6; Điều 7; Điều 8; Điều 9; khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 11 Quyết định số 246/2006/QĐ-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã; b) Khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều 1, Điều 2, Điều 3, Điều 4 Quyết định số 23/2017/QĐ-TTg ngày 23 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 246/2006/QĐ-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã; c) Điểm a và b khoản 4 Điều 24 Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm quy định việc tổ chức và hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã được thành lập theo Quyết định số 246/2006/QĐ-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã và Quyết định số 23/2017/QĐ-TTg ngày 22 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 246/2006/QĐ-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về thành lập Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã và ban hành Quy chế hoạt động bảo lãnh tín dụng và hỗ trợ lãi suất sau đầu tư của Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã (sau đây gọi tắt là Quỹ hợp tác xã trung ương); việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là Quỹ hợp tác xã địa phương).
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 06 chương và 59 Điều về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã, cụ thể: (1) Quy định chung; (2) Quỹ hợp tác xã trung ương; (3) Quỹ hợp tác xã địa phương; (4) Hoạt động cho vay; (5) Huy động vốn và hoạt động khác; (6) Chế độ tài chính, kế toán, kiểm toán, chế độ báo cáo và đánh giá hiệu quả hoạt động của quỹ hợp tác xã; (7) Giải thể, phá sản và chuyển đổi mô hình quỹ hợp tác xã; (7) Tổ chức thực hiện.
Nghị định áp dụng đối với: (1) Quỹ hợp tác xã trung ương và Quỹ hợp tác xã địa phương; (2) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; thành viên của tổ hợp tác và hợp tác xã được Quỹ hợp tác xã cho vay theo quy định tại Nghị định này; (3) Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và Liên minh hợp tác xã các cấp; các tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình thực hiện Nghị định này.
34. Nghị định số 46/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 03 năm 2021 của Chính phủ về chế độ quản lý tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam
a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 6 năm 2021 và áp dụng từ năm tài chính 2021.
Quy chế quản lý tài chính đối với Ngân hàng Phát triển ban hành kèm theo Quyết định số 44/2007/QĐ-TTg ngày 30 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ và Điều 16 về phân loại nợ và trích lập quỹ dự phòng rủi ro của Nghị định số 32/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ về tín dụng đầu tư của Nhà nước hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn thi hành Quyết định số 44/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Điều 16 Nghị định số 32/2017/NĐ-CP của Chính phủ.
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 10 chương và 42 Điều về chế độ quản lý tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam, cụ thể: (1) Những quy định chung; (2) Vốn, quỹ và tài sản; (3) Phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro; (4) Cấp bù lãi suất và phí quản lý; (5) Thu nhập, chi phí và chế độ tiền lương của ngân hàng phát triển; (6) Kết quả tài chính, trích lập và sử dụng các quỹ; (7) Chế độ kế toán, kế hoạch tài chính, chế độ báo cáo và kiểm toán; (8) Đánh giá hiệu quả hoạt động; (9) Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước và của ngân hàng phát triển; (10) Tổ chức thực hiện.
Nghị định áp dụng đối với: (1) Ngân hàng Phát triển; (2) Cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại Ngân hàng Phát triển; (3) Các tổ chức và cá nhân có liên quan.
35. Quyết định số 07/2021/QĐ-TTg ngày 02 tháng 03 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 38/2017/QĐ-TTg ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định việc chuyển cửa khẩu đối với hàng nhập khẩu về làm thủ tục hải quan tại cảng cạn ICD Mỹ Đình, thành phố Hà Nội
a) Hiệu lực thi hành: Quyết định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 5 năm 2021.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm khắc phục một số hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn thi hành Quyết định số 38/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 03 Điều sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 38/2017/QĐ-TTg ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định việc chuyển cửa khẩu đối với hàng nhập khẩu về làm thủ tục hải quan tại cảng cạn ICD Mỹ Đình, thành phố Hà Nội, cụ thể: (1) Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 38/2017/QĐ-TTg ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định việc chuyển cửa khẩu đối với hàng nhập khẩu về làm thủ tục hải quan tại cảng cạn ICD Mỹ Đình, thành phố Hà Nội (sau đây gọi là Quyết định số 38/2017/QĐ-TTg): sửa đổi, bổ sung Điều 1; sửa đổi, bổ sung Khoản 1, khoản 4 Điều 2; sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 3; sửa đổi, bổ sung tên và khoản 2, khoản 3 Điều 4; sửa đổi, bổ sung  Khoản 3 Điều 5; sửa đổi, bổ sung Tên và khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 6; sửa đổi bổ sung Điều 7; (2) Tên Quyết định số 38/2017/QĐ-TTg được bổ sung như sau: “Quyết định số 38/2017/QĐ-TTg ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định việc chuyển cửa khẩu đối với hàng nhập khẩu về làm thủ tục hải quan tại cảng cạn ICD Mỹ Đình, cảng cạn Long Biên, thành phố Hà Nội.”; (3) Hiệu lực thi hành.
36. Quyết định số 08/2021/QĐ-TTg ngày 11 tháng 03 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế xử lý nợ bị rủi ro tại Ngân hàng Chính sách xã hội ban hành kèm theo Quyết định số 50/2010/QĐ-TTg ngày 28 tháng 7 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ
a) Hiệu lực thi hành: Quyết định này có hiệu lực từ ngày 19 tháng 05 năm 2021.
Bãi bỏ Thông tư số 161/2010/TT-BTC ngày 20 tháng 10 năm 2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy chế xử lý nợ bị rủi ro của Ngân hàng Chính sách xã hội ban hành kèm theo Quyết định số 50/2010/QĐ-TTg ngày 28 tháng 7 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Quyết định được ban hành nhằm khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn thi hành Quyết định số 50/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, bảo đảm phù hợp với pháp luật hiện hành.
c) Nội dung chủ yếu:    Nghị định gồm 04 Điều sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế xử lý nợ bị rủi ro tại Ngân hàng Chính sách xã hội ban hành kèm theo Quyết định số 50/2010/QĐ-TTg ngày 28 tháng 7 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể: (1) Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế xử lý nợ bị rủi ro tại Ngân hàng Chính sách xã hội ban hành kèm theo Quyết định số 50/2010/QĐ-TTg ngày 28 tháng 7 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ: sửa đổi, bổ sung Điều 4; sửa đổi, bổ sung Điều 5; sửa đổi  Điểm b, điểm c khoản 1 Điều 6; sửa đổi Điểm b khoản 2 Điều 6; sửa đổi  Điểm b khoản 3 Điều 6; Bổ sung Điều 7a vào trước Điều 7; sửa đổi Điều 7; sửa đổi  Điểm a khoản 2 Điều 8; sửa đổi Khoản 3, khoản 4 Điều 8; sửa đổi  Khoản 4 Điều 9; (2) Bãi bỏ điểm c khoản 2 Điều 6 Quy chế xử lý nợ bị rủi ro tại Ngân hàng Chính sách xã hội ban hành kèm theo Quyết định số 50/2010/QĐ-TTg ngày 28 tháng 7 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ; (3) Điều khoản chuyển tiếp; (4) Hiệu lực thi hành và tổ chức thực hiện.
Ban hành kèm theo Nghị định Phụ lục, các biểu mẫu: (1) Mẫu số 1 - Báo cáo kết quả xử lý nợ của Ngân hàng Chính sách xã hội theo địa bàn từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; (2) Mẫu số 2 - Báo cáo kết quả xử lý nợ của Ngân hàng Chính sách xã hội theo từng chương trình tín dụng.
37. Quyết định số 09/2021/QĐ-TTg ngày 15 tháng 03 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ Quyết định số 57/2015/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối với hoạt động tình nguyện của thanh niên
a) Hiệu lực thi hành: Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 03 năm 2021.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Quyết định được ban hành nhằm bãi bỏ Quyết định số 57/2015/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối với hoạt động tình nguyện của thanh niên
c) Nội dung chủ yếu: Quyết định gồm 02 Điều bãi bỏ Quyết định số 57/2015/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối với hoạt động tình nguyện của thanh niên, cụ thể: (1) Bãi bỏ toàn bộ Quyết định số 57/2015/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối với hoạt động tình nguyện của thanh niên; (2) Điều khoản thi hành.
38. Quyết định số 10/2021/QĐ-TTg ngày 16 tháng 03 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chí xác định doanh nghiệp công nghệ cao
a) Hiệu lực thi hành: Quyết định này có hiệu lực từ ngày 30 tháng 4 năm 2021 và thay thế Quyết định số 19/2015/QĐ-TTg ngày 15 tháng 6 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chí xác định doanh nghiệp công nghệ cao.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Quyết định được ban hành nhằm khắc phục những hạn chế vướng mắc trong thực tiễn thi hành Quyết định số 19/2015/QĐ-TTg; cải thiện điều kiện đầu tư, kinh doanh thu hút các tập đoàn lớn trong lĩnh vực điện tử, công nghệ thông tin đang tìm hiểu chính sách để đầu tư tại Việt Nam trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19.
c) Nội dung chủ yếu: Quyết định gồm 05 Điều quy định tiêu chí xác định doanh nghiệp công nghệ cao, cụ thể: (1) Phạm vi điều chỉnh; (2) Đối tượng áp dụng; (3) Tiêu chí xác định doanh nghiệp công nghệ cao: Doanh nghiệp công nghệ cao phải đáp ứng các tiêu chí quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều 18 của Luật Công nghệ cao số 21/2008/QH12 được sửa đổi, bổ sung tại Điều 75 của Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 và khoản 3 Điều 76 của Luật Đầu tư số 61/2020/QH14, đồng thời đáp ứng các tiêu chí quy định tại Điều 3 Quyết định này; (4) Điều khoản chuyển tiếp; (5) Điều khoản thi hành.
Quyết định này áp dụng đối với các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao tại Việt Nam và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
39. Quyết định số 11/2021/QĐ-TTg ngày 17 tháng 03 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc kéo dài thời gian thực hiện cơ chế tài chính đặc thù của một số cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước
a) Hiệu lực thi hành: Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký (ngày 17 tháng 03 năm 2021) và áp dụng từ năm ngân sách 2021.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm quy định việc kéo dài thời gian thực hiện cơ chế tài chính đặc thù của một số cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước cho đến khi thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21 tháng 5 năm 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.
c) Nội dung chủ yếu: Quyết định gồm 03 Điều về việc kéo dài thời gian thực hiện cơ chế tài chính đặc thù của một số cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước, cụ thể: (1)  Kéo dài thời hạn áp dụng của 08 Quyết định và 01 văn bản của Thủ tướng Chính phủ cho đến khi thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21 tháng 5 năm 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp...; (2) Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký và áp dụng từ năm ngân sách 2021; (3) Các Bộ trưởng: Tài chính, Nội vụ, Giao thông vận tải, Thông tin và Truyền thông, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
40. Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg ngày 24 tháng 03 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu
a) Hiệu lực thi hành: Quyết định này có hiệu lực từ ngày 10 tháng 5 năm 2021, thay thế Quyết định số 02/2013/QĐ-TTg ngày 14 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu, Quyết định số 63/2014/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu ban hành kèm theo Quyết định số 02/2013/QĐ-TTg ngày 14 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Quyết định được ban hành nhằm khắc phục những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thi hành Quyết định số 02/2013/QĐ-TTg và Quyết định số 63/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
c) Nội dung chủ yếu: Quyết định gồm 03 Điều ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu, cụ thể: (1) Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu; (2) Quyết định này có hiệu lực từ ngày 10 tháng 5 năm 2021, thay thế Quyết định số 02/2013/QĐ-TTg ngày 14 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu, Quyết định số 63/2014/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu ban hành kèm theo Quyết định số 02/2013/QĐ-TTg ngày 14 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ; (3) Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế và Phụ lục, các biểu mẫu, cụ thể: (1) Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu; (2) Phụ lục I - Đề cương bố cục, nội dung của kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cấp tỉnh; (3) Phụ lục II - Đề cương bố cục, nội dung của kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cấp huyện và cấp cơ sở.
41. Quyết định số 13/2021/QĐ-TTg ngày 25 tháng 03 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 2 Quy chế hoạt động của khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, thành phố Hải Phòng ban hành kèm theo Quyết định số 69/2011/QĐ-TTg ngày 13 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ đã được sửa đổi, bổ sung tại Quyết định số 39/2013/QĐ-TTg ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ
a) Hiệu lực thi hành: Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 12 tháng 5 năm 2021.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Quyết định được ban hành nhằm sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 2 Quy chế hoạt động của khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, thành phố Hải Phòng ban hành kèm theo Quyết định số 69/2011/QĐ-TTg ngày 13 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ đã được sửa đổi, bổ sung tại Quyết định số 39/2013/QĐ-TTg ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ.
c) Nội dung chủ yếu: Quyết định gồm 03 Điều sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 2 Quy chế hoạt động của khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, thành phố Hải Phòng ban hành kèm theo Quyết định số 69/2011/QĐ-TTg ngày 13 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ đã được sửa đổi, bổ sung tại Quyết định số 39/2013/QĐ-TTg ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể: (1) Sửa đổi khoản 1 Điều 2 Quy chế hoạt động của khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, thành phố Hải Phòng ban hành kèm theo Quyết định số 69/2011/QĐ-TTg ngày 13 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ đã được sửa đổi, bổ sung tại Quyết định số 39/2013/QĐ - TTg ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ; (2) Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 12 tháng 5 năm 2021; (3) Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
42. Quyết định số 14/2021/QĐ-TTg ngày 26 tháng 03 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 53/2013/QĐ-TTg ngày 13 tháng 9 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, tiêu hủy, chuyển nhượng đối với xe ô tô, xe hai bánh gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam
a) Hiệu lực thi hành: Quyết định này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 5 năm 2021.
Bãi bỏ Quyết định số 10/2018/QĐ-TTg ngày 01 tháng 3 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ.
Trong quá trình thực hiện, nếu các văn bản liên quan đề cập tại Quyết định này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo văn bản được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Quyết định được ban hành nhằm khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn thi hành Quyết định số 10/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
c) Nội dung chủ yếu: Quyết định gồm 02 Điều sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 53/2013/QĐ-TTg ngày 13 tháng 9 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, tiêu hủy, chuyển nhượng đối với xe ô tô, xe hai bánh gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam, cụ thể: (1) Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 53/2013/QĐ-TTg ngày 13 tháng 9 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, tiêu hủy, chuyển nhượng đối với xe ô tô, xe hai bánh gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam: Sửa đổi, bổ sung Điều 4; Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 5; Sửa đổi, bổ sung Điều 9; Bổ sung Điều 9a; (2) Hiệu lực thi hành.
43. Quyết định số 15/2021/QĐ-TTg ngày 30 tháng 03 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 3 Quyết định số 41/2018/QĐ-TTg ngày 25 tháng 9 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế thuộc Bộ Tài chính
a) Hiệu lực thi hành: Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 5 năm 2021.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Quyết định được ban hành nhằm   sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 3 Quyết định số 41/2018/QĐ-TTg ngày 25 tháng 9 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế thuộc Bộ Tài chính, đảm bảo phù hợp với Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ.
c) Nội dung chủ yếu: Quyết định gồm 02 Điều sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 3 Quyết định số 41/2018/QĐ-TTg ngày 25 tháng 9 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế thuộc Bộ Tài chính, cụ thể: (1) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 3 Quyết định số 41/2018/QĐ-TTg ngày 25 tháng 9 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế thuộc Bộ Tài chính; (2) Hiệu lực và trách nhiệm thi hành.
44. Quyết định số 17/2021/QĐ-TTg ngày 31 tháng 03 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định mức hỗ trợ học nghề đối với người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp
a) Hiệu lực thi hành: Quyết định này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 5 năm 2021.
Đối với người lao động đã nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề trước ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành nhưng chưa có quyết định hỗ trợ học nghề thì được áp dụng mức hỗ trợ học nghề theo các quy định tại Quyết định này; Quyết định số 77/2014/QĐ-TTg ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định mức hỗ trợ học nghề đối với người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp hết hiệu lực kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Quyết định được ban hành nhằm  thực hiện nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ được giao tại Điều 56 Luật Việc làm về quy định mức hỗ trợ học nghề và khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn thi hành Quyết định số 77/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
c) Nội dung chủ yếu: Quyết định gồm 05 Điều quy định mức hỗ trợ học nghề đối với người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp, cụ thể: (1) Phạm vi điều chỉnh; (2) Đối tượng áp dụng; (3) Mức hỗ trợ học nghề; (4) Kinh phí thực hiện; (5) Hiệu lực và trách nhiệm thi hành.
Trên đây là Thông cáo báo chí văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành trong tháng 03 năm 2021, Bộ Tư pháp xin thông báo./.
File đính kèm
Các tin đã đưa ngày: