Nghị định số 53/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về lĩnh vực thủy sản. Nghị định này sửa đổi một số điều của các Nghị định sau:">
Liên kết website

Nghị định số 53/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về lĩnh vực thủy sản

10/07/2012

Ngày 20 tháng 6 năm 2012 Chính phủ ban hành Nghị định số 53/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về lĩnh vực thủy sản. Nghị định này sửa đổi một số điều của các Nghị định sau:

- Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thuỷ sản.

          Theo quy định mới, tổ chức, cá nhân xin cấp lại giấy phép khai thác thủy sản trong trường hợp giấy phép bị mất hoặc giấy phép bị rách, nát, hư hỏng,. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép, xét cấp, cấp lại giấy phép trong thời hạn 05 ngày làm việc và gia hạn giấy phép trong 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định (trước đây là 15 ngày làm việc).

Cơ quan cấp giấy phép khai thác thủy sản là Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

- Bãi bỏ khoản 5 và khoản 6 Điều 1 của Nghị định số 14/2009/NĐ-CP ngày 13/02/2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 về thời hạn cấp giấy phép khai thác thủy sản quy định tại Điều 7 Nghị định số 59/2005/NĐ-CP và thủ tục, trình tự cấp lại giấy phép.

          - Sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 33/2010/NĐ-CP ngày 31/3/2010 của Chính phủ về quản lý hoạt động thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển.

          Theo đó, vùng biển ven bờ được giới hạn bởi mực nước thủy triều thấp nhất và tuyến bờ. Đối với các địa phương có đảo, UBND cấp tỉnh căn cứ vào sự cần thiết và đặc điểm cụ thể của từng đảo quy định vùng biển ven bờ của các đảo đó, nhưng giới hạn không quá 06 hải lý tính từ mực nước thủy triều thấp nhất của đảo.

  Tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác thủy sản ở vùng biển ngoài vùng biển Việt Nam có thêm các trách nhiệm ngoài những trách nhiệm đã nêu trong Điều 9 của Nghị định số 33/2010/NĐ-CP thì: trước khi rời cảng biển của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ khác về nước, thuyền trưởng hoặc chủ tàu phải thông báo cho Tổng cục Thủy sản hoặc cơ quan quản lý thủy sản cấp tỉnh nơi đăng ký tàu cá bằng phương tiện thông tin liên lạc hoặc bằng văn bản trước 05 ngà, kể từ ngày dự kiến đến cảng Việt Nam. Khi tổ chức, cá nhân đưa tàu cá Việt Nam đi khai thác thủy sản ở vùng biển của quốc gia hoặc lãnh thổ khác thì chỉ đi khi đã được Tổng cục Thủy sản cấp phép; ký kết hợp đồng lao động và tuân thủ pháp luật về lao động; phối hợp với cơ quan chức năng để giải quyết và xử lý các vụ việc xảy ra có liên quan đến người và tàu cá do việc đi khai thác thủy sản ở vùng biển của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ khác; tạm ứng chi phí để đưa thuyền trưởng, thuyền viên và người làm việc trên tàu cá về nước.

- Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 32/2010/NĐ-CP ngày 30/3/2010 của Chính phủ về quản lý hoạt động thủy sản của tàu cá nước ngoài trong vùng biển Việt Nam

Tàu cá nước ngoài chỉ được hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam khi có Giấy phép hoạt động thủy sản do cơ quan có thẩm quyền cấp và Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị thu phát sóng vô tuyến điện do Cục tần số vô tuyến điện thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông cấp. Tàu cá nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam, phải treo cờ Việt Nam trong suốt quá trình họat động, cờ Việt Nam phải được treo bên cạnh và có triều cao bằng cờ quốc gia mà tàu treo cờ.

Đối với tàu cá vận chuyển thủy sản, thời hạn của Giấy phép hoạt động của tàu cá nước ngoài không quá 12 tháng, đối với tàu cá hoạt động thủy sản khác thì thời hạn của giấy phép không quá 36 tháng (trước đây là 24 tháng). Giấy phép hoạt động thủy sản của tàu cá nước ngoài được gia hạn không quá 02 lần (quy định cũ là 03 lần).

          - Sửa đổi, bổ sung Điều 4, Điều 7, khoản 4 Điều 12, Điều 13, Điều 15, Điều 16 và bãi bỏ Điều 5, Điều 6 của Nghị định số 52/2010/NĐ-CP ngày 17/5/2010 của Chính phủ về nhập khẩu tàu cá.

          Tàu cá nhập khẩu vào Việt Nam phải có nguồn gốc hợp pháp, là tàu vỏ thép có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên, tuổi tàu không quá 08 tuổi (tính từ năm đóng mới đến thời điểm nhập khẩu), máy chính của tàu không quá 02 năm so với tuổi tàu (đối với tàu cá đã qua sử dụng) và được cơ quan đăng kiểm tàu cá Việt Nam đăng kiểm trước khi đưa tàu về Việt Nam.

          Việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá nhập khẩu được thực hiện trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định (trước đây là 07 ngày làm việc).

          Thẩm quyền quyết định nhập khẩu tàu cá là Tổng cục Thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (quy định cũ là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND cấp tỉnh). Thẩm quyền đăng ký tàu cá nhập khẩu là UBND cấp tỉnh (quy định cũ là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND cấp tỉnh).

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/8/2012.

Các tin đã đưa ngày: