Nghị định số 58/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02 tháng 8 năm 2013 và thay thế Nghị định số 15/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao.">
Liên kết website

Nghị định số 58/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao

14/08/2013

Ngày 11 tháng 6 năm 2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 58/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02 tháng 8 năm 2013 và thay thế Nghị định số 15/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao.

Theo Nghị định này, Bộ Ngoại giao là cơ quan của Chính ph thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đối ngoại, gồm: Công tác ngoại giao, biên giới, lãnh thổ quốc gia, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế, quản lý các cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam  nước ngoài (sau đây gọi tắt là cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài) và hoạt động của các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao theo quy định của pháp luật.

Bộ Ngoại giao những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau: trình Chính phủ dự thảo các văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Quốc hội, Ủy ban thưởng vụ Quốc hội, Chính phủ thuộc ngành, lĩnh vực do Bộ Ngoại giao quản lý hoặc được phân công; Ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản đó; quản lý nhà nước đối với hoạt động đối ngoại ca các Bộ, ngành, các cơ quan có liên quan và các địa phương; quản lý các hoạt động hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam; chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan bảo vệ chủ quyền và lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và công dân Việt Nam ở nước ngoài theo pháp luật Việt Nam và luật pháp quốc tế; đại diện trong hoạt động đối ngoại nhà nước; quản lý nhà nước về nghi lễ đi ngoại và quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao; chuẩn bị và phục vụ các đoàn cấp cao nhà nước đi thăm các nước hoặc dự hội nghị quốc tế; tổ chức đón tiếp các đoàn cấp cao các nước, các t chức quốc tế thăm Việt Nam; thực hiện công tác ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa, thông tin đối ngoại, công tác lãnh sự; quản lý nhà nước đối với hoạt động di trú của công dân Việt Nam ra nước ngoài; hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam ở nước ngoài n định cuộc sống, hòa nhập vào đời sng xã hội nước sở tại, giữ gìn bản sc văn hóa dân tộc Việt Nam; bổ nhiệm, miễn nhiệm chức vụ, cử, triệu hồi các thành viên của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; quản lý hoạt động đối ngoại đối với đại diện của các cơ quan, các t chức của nước CHXHCN Việt Nam ở nước ngoài, các đoàn Việt Nam được cử đi công tác nước ngoài; quản lý hoạt động của các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự, cơ quan lãnh sự danh dự nước ngoài và các cơ quan đại diện các tổ chức quốc tế liên chính phủ đặt tại Việt Nam; quản lý các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam; cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, thu hồi Giấy đăng ký của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam; chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan đề xuất với Chính phủ về việc ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế về hòa bình, an ninh, biên giới, lãnh thổ, chủ quyền quốc gia và lĩnh vực khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao; tổ chức biên soạn và ấn hành Niên giám điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập

Về Cơ cấu tổ chức, Bộ Ngoại giao có 32 đơn vị trực thuộc là: Vụ ASEAN, Vụ Châu Âu, Vụ Châu Mỹ, Vụ Đông Bắc Á, Vụ Đông Nam Á - Nam Á - Nam Thái Bình Dương, Vụ Tây Á - Châu Phi, Vụ Chính sách đối ngoại, Vụ các Tổ chức quốc tế, Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế, Vụ Hợp tác kinh tế đa phương, Vụ Tổng hợp kinh tế, Vụ Văn hóa đối ngoại và UNESCO, Vụ Thông tin báo chí, Vụ Thi đua - khen thưởng và Truyền thống ngoại giao (Vụ mới), Vụ Tổ chức Cán bộ, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ, Cục Cơ yếu, Cục Ngoại vụ (Cục mới), Cục Lãnh sự, Cục Lễ tân Nhà nước, Cục Quản trị tài vụ, Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban Nhà nước về ngưi Việt Nam ở nước ngoài, Ủy ban Biên giới quốc gia, Học viện Ngoại giao, Cục Phục vụ ngoại giao đoàn, Báo Thế giới và Việt Nam, Trung tâm Hướng dẫn báo chí nước ngoài, Trung tâm Biên phiên dịch quốc gia, Trung tâm Thông tin, Các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

Các Vụ Đông Bắc Á, Đông Nam Á - Nam Á - Nam Thái Bình Dương, Châu Mỹ, Tây Á - Châu Phi được tổ chức 03 phòng; Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế được tổ chức 04 phòng; các Vụ Châu Âu, Tổ chức Cán bộ được tổ chức 06 phòng. Các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài được Chính phủ thành lập và do Bộ Ngoại giao trực tiếp quản lý.

Các tin đã đưa ngày: