Thông tư số 13/2013/TT-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2010/TT-NHNN  ngày 09/11/2010 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về quản lý, vận hành và sử dụng hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng.">
Liên kết website

Thông tư số 13/2013/TT-NHNN ngày 11/6/2013 của Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2010/TT-NHNN ngày 09/11/2010 quy định về quản lý, vận hành và sử dụng hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng

14/08/2013

Ngày 11/6/2013, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư số 13/2013/TT-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2010/TT-NHNN  ngày 09/11/2010 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về quản lý, vận hành và sử dụng hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng.

Theo đó, sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 11; Điểm a Khoản 2 Điều 26; Điểm b Khoản 2 Điều 29; Điểm d Khoản 2 Điều 31 của Thông tư 23/2010/TT-NHNN như sau:

Các thời điểm áp dụng trong Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng (TTLNH) gồm: Thời điểm thực hiện kiểm tra kỹ thuật và khởi tạo dữ liệu đầu ngày của Hệ thống TTLNH là 8 giờ của ngày làm việc (quy định cũ là 7 giờ 30); Thời điểm các đơn vị ngừng gửi Lệnh thanh toán giá trị thấp là 16 giờ (quy định cũ là 15 giờ) và ngừng gửi Lệnh thanh toán giá trị cao là 17 giờ (quy định cũ là 16 giờ) của ngày làm việc; Từ 16 giờ 10 phút (trước đây là từ 15 giờ 10 phút) trở đi, thực hiện quyết toán bù trừ các khoản giá trị thấp theo quy định tại Điều 28 Thông tư; Từ 17 giờ 15 phút (quy định cũ là từ 16 giờ 15 phút) trở đi, thực hiện các công việc cuối ngày, đối chiếu, xác nhận số liệu với Trung tâm Xử lý Quốc gia. Trường hp đặc biệt do sự cố kỹ thuật, truyền tin hoặc do khối lượng chứng từ phát sinh quá nhiều vào cuối giờ giao dịch, Trung tâm Xử lý khu vực và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thể đề nghị Trung tâm Xử lý Quốc gia kéo dài thời gian chuyển tiền đi của Hệ thống TTLNH (bằng văn bản giấy, hoặc bằng điện thoại, hoặc bằng thư điện tử) để xử lý tiếp chứng từ thanh toán đã nhận trong ngày, nhưng thời gian kéo dài không quá 30 phút (quy định cũ là không quá 15 phút) đối với thời điểm các đơn vị ngừng gửi Lệnh thanh toán giá trị thấp, Lệnh thanh toán giá trị cao.

Sở Giao dịch thực hiện cầm cố giấy tờ có giá của thành viên ký quỹ để tham gia thanh toán giá trị thấp có giá trị còn lại bằng 10% hạn mức nợ ròng do Sở Giao dịch thông báo cho thành viên. Trong trường hp thành viên không đủ số dư quyết toán kết quả thanh toán giá trị thấp quá 02 lần trong 01 tuần, Sở Giao dịch thông báo cho Ban điều hành để quyết định tăng tỷ lệ ký quỹ giá trị còn lại giấy tờ có giá của thành viên đó tại Ngân hàng Nhà nước lên mức từ 50% đến 100% hạn mức nợ ròng.

Về thứ tự các nội dung giám sát tình trạng quyết toán bù trừ, sau khi kiểm tra xác định tình trạng vốn thông qua vấn tin trên Hệ thống TTLNH, xem file nhật ký hàng ngày, Sở Giao dịch lập báo cáo các thành viên thiếu vốn giá trị thấp theo mẫu Báo cáo ngân hàng thiếu vốn giá trị thấp tại thời điểm thực hiện quyết toán bù trừ và thông báo tình trạng vốn cho các thành viên; Yêu cầu thành viên có các biện pháp bổ sung vốn cần thiết (quy định cũ là Sở Giao dịch thông báo tình tình trạng vốn cho các thành viên; Dự kiến về khả năng thiếu vốn và yêu cầu thành viên có các biện pháp bổ sung vốn cần thiết;

Về việc xử lý trong trường hợp thiếu vốn thanh toán đối với kết quả bù trừ thanh toán giá trị thấp: Sở Giao dịch in Giấy nhận nợ ngân hàng thiếu vốn giá trị thấp do Tổ chức tín dụng lập và thực hiện giải pháp cho vay thanh toán bù trừ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước trong trường hợp các thành viên không có khả năng thanh toán các khoản phải trả ròng vào thời điểm ngừng gửi Lệnh thanh toán giá trị cao (quy định cũ là Sở Giao dịch thực hiện giải pháp cho vay thanh toán bù trừ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước trong trường hợp các thành viên không có khả năng thanh toán các khoản phải trả ròng vào cuối ngày làm việc).

Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2013.
Các tin đã đưa ngày: