Thông tư số 93/2013/TT-BTC hướng dẫn chế độ tài chính đối với Ngân hàng hợp tác xã. Đối tượng áp dụng là Ngân hàng hợp tác xã (sau đây gọi tắt là Ngân hàng) được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định tại Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010.">
Liên kết website

Thông tư số 93/2013/TT-BTC ngày 08 tháng 7 năm 2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ tài chính đối với Ngân hàng hợp tác xã

26/08/2013

Ngày 08 tháng 7 năm 2013, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 93/2013/TT-BTC hướng dẫn chế độ tài chính đối với Ngân hàng hợp tác xã. Đối tượng áp dụng là Ngân hàng hợp tác xã (sau đây gọi tắt là Ngân hàng) được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định tại Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010.

Theo Thông tư, Ngân hàng được sử dụng vốn hoạt động để phục vụ hoạt động kinh doanh theo quy định tại Luật các tổ chức tín dụng, Nghị định số 57/2012/NĐ-CP và các hướng dẫn cụ thể tại Thông tư này theo nguyên tắc đảm bảo an toàn và phát triển vốn.

Trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh, Ngân hàng phải đảm bảo duy trì giới hạn đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản cố định phục vụ trực tiếp cho hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc: giá trị còn lại của tài sản cố định không vượt quá 50% vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ.

Đối với các bất động sản Ngân hàng nắm giữ tạm thời để bán, chuyển nhượng nhằm thu hồi vốn, Ngân hàng không hạch toán tăng tài sản, không thực hiện trích khấu hao.

Đối với các bất động sản được Ngân hàng mua lại để phục vụ trực tiếp cho hoạt động kinh doanh, Ngân hàng hạch toán tăng tài sản, thực hiện trích khấu hao theo quy định của pháp luật và đảm bảo giới hạn đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản cố định theo quy định nêu trên.

Việc trích lập các khoản dự phòng trong chi phí, Ngân hàng thực hiện theo quy định cụ thể như: đối với dự phòng rủi ro trong hoạt động ngân hàng, Ngân hàng thực hiện việc trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro theo chế độ quy định chung đối với tổ chức tín dụng; đối với dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư dài hạn (bao gồm cả giảm giá chứng khoán), dự phòng phải thu khó đòi (ngoài dự phòng rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng), Ngân hàng thực hiện trích lập dự phòng theo quy định chung áp dụng đối với doanh nghiệp; đối với thu từ hoạt động kinh doanh, Ngân hàng chỉ được ghi nhận doanh thu phát sinh từ các hoạt động được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép thực hiện.

Ngân hàng không được tính vào chi phí các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính mà cá nhân phải nộp phạt theo quy định của pháp luật; các khoản chi không liên quan đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng; các khoản chi không có chứng từ hợp lệ; các khoản đã hạch toán chi nhưng thực tế không chi trả; các khoản chi do các nguồn kinh phí khác đài thọ; các khoản chi không hợp lý, hợp lệ khác.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2013 và áp dụng cho năm tài chính 2013. Thông tư này thay thế Thông tư số 63/2006/TT-BTC ngày 29 tháng 6 năm 2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính đối với Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương.

Các tin đã đưa ngày: