Liên kết website

Thành phố Hồ Chí Minh: Đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở được nâng cao năng lực

20/11/2022

Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ban ban hành Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18/4/2019 về phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2019-2022” (gọi là Đề án), Ủy ban nhân dân Thành phốHồ Chí Minh đã ban hành Kế hoạch số 4661/KH-UBND ngày 12/11/2019 về Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn. Kế hoạch đã xác định rõ các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, trách nhiệm, tiến độ thực hiện để nâng cao năng lực cho đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở.

Sau hơn 3 năm thực hiện, nhìn chung, việc nâng cao năng lực cho hòa giải viên trên địa bàn Thành phố đã được sự quan tâm của các sở, ban, ngành Thành phố và các quận, huyện, thành phố Thủ Đức, đạt được một số kết quả đáng ghi nhận như sau:
- Việc xây dựng, củng cố, kiện toàn tổ hòa giải và hòa giải viên ở cơ sởđược các địa phương quan tâm thực hiện trong bối cảnh chia tách, sáp nhập địa giới hành chính, thành lập chính quyền cơ sở mới. Tại một số địa phương đã tổ chức các buổi lễ để trao quyết định công nhận tổ hòa giải và hòa giải viên (Ủy ban nhân dân quận Tân Bình, Ủy ban nhân dân quận 7). Đây là một biện pháp đề cao vai trò của hòa giải viên, giới thiệu rộng rãi tới nhân dân đội ngũ hòa giải viên cơ sở, thể hiện sự quan tâm, ghi nhận của chính quyền địa phương đối với hòa giải viên trong việc tham gia giữ gìn an ninh trật tự tại cộng đồng dân cư. Song song đó còn thực hiện niêm yết công khai quyết định công nhận, miễn nhiệm hòa giải viên (kèm theo số điện thoại liên lạc của hòa giải viên) tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và Ban điều hành khu phố, tổ dân phố để mọi người dân thuận tiện trong việc tiếp cận, liên hệ với hòa giải viên khi phát sinh mâu thuẫn, tranh chấp, xích mích.
Hiện toàn Thành phố có 2.135 Tổ hòa giải với 11.413 hòa giải viên; 100 % hòa giải viên ở cơ sở (công nhận trước ngày 30/6/2022) được tập huấn, cập nhật kiến thức pháp luật, kỹ năng hòa giải ở cơ sở (548 lớp tập huấn); đã tổ chức được 16 hội thi với 2.123 hòa giải viên tham dự.
 Về công tác biên soạn tài liệu, hướng dẫn nghiệp vụ, kỹ năng hòa giải: Đăng tảicác Bộ tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở do Bộ Tư pháp/Sở Tư pháp phát hành trên Cổng/trang thông tin tuyên truyền của Thành phố và Sở Tư pháp;xây dựng đề cương và tham gia biên soạn tài liệu hướng dẫn nội dung tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ hòa giải, kỹ năng truyền đạt cho trưởng khu phố, ấp, tổ dân phố, tổ nhân dân trên địa bàn; biên tập, phát hành lại 211 quyển Sổ tay công tác hòa giải ở cơ sở; 116.900 tờ gấp, tờ bướm về Luật hòa giải ở cơ sở; 2.500 tài liệu về Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản pháp luật có liên quan; 1.205 quyển tài liệu về nghiệp vụ, kỹ năng hòa giải ở cơ sở; 1.330 bộ đề thi phục vụ các Hội thi “Hòa giải viên giỏi”…
- Thành phố đã xây dựng đội ngũ Tập huấn viên hòa giải ở cơ sởvới tổng cộng 154 tập huấn viên (cấp Thành phố: 15 tập huấn viên, cấp huyện 139 tập huấn viên).
- Chính quyền địa phương các cấp tại Thành phố Hồ Chí Minh xác định việc ứng dụng công nghệ thông tin là một trong những giải pháp giúp nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở, nhất là trong giai đoạn tình hình dịch Covid- 19 diễn biến phức tạpnhư năm 2020 và năm 2021. Các xã, phường, thị trấn thuộc các quận, huyện vàthành phố Thủ Đức đã chủ động đẩy mạnh các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong việc bồi dưỡng, tập huấn, cung cấp thông tin nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở, như: tăng cường tổ chức các hội thi trực tuyến hòa giải viên giỏi, hội thi xử lý tình huống về hòa giải ở cơ sở, đăng tải các tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ về hòa giải ở cơ sở cho đội ngũ hòa giải viên trên Trang thông tin điện tử của địa phương, các Sở, ngành Thành phố, Cổng thông tin tuyên truyền, pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh, hướng dẫn các hòa giải viên thực hiện tra cứu, tham khảo tài liệu trên các website pháp luật của các Bộ, ngành, Công báo Thành phố Hồ Chí Minh, thành lập các nhóm trao đổi công việc qua mạng xã hội zalo, viber...
Qua tổng hợp báo cáo của các đơn vị, địa phương, giai đoạn 2019-2022, tổng số vụ việc hòa giải ở cơ sở là 4.091 vụ việc, trong đó hòa giải thành là3.599 vụ việc (đạt tỷ lệ 87,97%), hòa giải không thành là 492 vụ việc (tỷ lệ 12,03%); số vụ việc hòa giải ở cơ sở được Tòa án ra quyết định công nhận là 31 vụ việc.
Để công tác hòa giải ở cơ sở tiếp tục đóng góp thiết thực, hiệu quả, đảm bảo an ninh trật tự địa phương, góp phần giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nhân dân, gắn kết tình làng, nghĩa xóm..., trong thời gian tới, cần tập trung thực hiện 03 giải pháp chính như sau:
(i) Tiếp tục tăng cường vai trò quản lý, điều hành của Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn Thành phố; đẩy mạnh công tác phối hợp giữa Ủy ban nhân dân các cấp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân và Hội Luật gia các cấp trong quá trình triển khai thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở; phát huy vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo trong tham mưu, đề xuất các biện pháp quản lý nhà nước của Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp và công chức Tư pháp – Hộ tịch.
(ii) Thường xuyên rà soát, củng cố, kiện toàn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ,cập nhật kiến thức pháp luật mới cho đội ngũ Tập huấn viên, Hòa giải viên cơ sở, Tổ trưởng Tổ hòa giải bằng nhiều hình thức phù hợp gắn với tổ chức các hội thi hòa giải viên giỏi; kịp thời hỗ trợ, tư vấn, cung cấp tài liệu pháp luật, hướng dẫn hòa giải viên vận dụng vào thực tiễn đối với vụ, việc phức tạp ngay tại cơ sở, không để kéo dài, phát sinh thành điểm nóng, phải chuyển chính quyền hoặc Tòa án giải quyết.
(iii) Tiếp tục rà soát, đề xuất hoàn thiện thể chế, chính sách về công tác hòa giải ở cơ sở; huy động các nguồn lực xã hội để hỗ trợ cho hoạt động hòa giải ở cơ sở; kịp thời biểu dương, khen thưởng theo định kỳhàng năm và đột xuất để khích lệ, động viên tinh thần trách nhiệm của Hòa giải viên cơ sở, Tổ trưởng Tổ hòa giải thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, góp phần giữ gìn an ninh trật tựtại địa phương./.
Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật 
Các tin đã đưa ngày: