Liên kết website

Hơn 200 Hòa giải viên tại huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu được tấp huấn nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở

03/06/2024

Nhằm nâng cao nâng cao hiểu biết pháp luật về hòa giải và kỹ năng nghiệp vụ trong công tác hòa giải ở cơ sở, ngày 29/5/2024, Sở Tư pháp tỉnh Bạc Liêu phối hợp với Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật huyện Hòa Bình tổ chức tập huấn nghiệp vụ hòa giải cho đội ngũ Hòa giải viên trên địa bàn huyện.

Tham gia lớp tập huấn có hơn 200 đại biểu là hòa giải viên trên địa bàn huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu. Tại lớp tập huấn các đại biểu được nghe Báo cáo viên pháp luật Sở Tư pháp giới thiệu một số nội dung cơ bản của Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản có liên quan. Trong đó, Báo cáo viên đã nhấn mạnh về ý nghĩa, vai trò của công tác hòa giải ở cơ sở; những nguyên tắc, phạm vi, trình tự và những điều lưu ý khi tiến hành một buổi hòa giải ở cơ sở. Ngoài ra, các đại biểu còn được tập huấn một số kỹ năng hòa giải ở cơ sở như: Kỹ năng gặp gỡ và nghe các bên trình bày; nghe đối tượng trình bày; yêu cầu các bên tranh chấp cung cấp chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ việc; kỹ năng tra cứu tài liệu tham khảo; xem xét, xác minh vụ việc; giải thích, thuyết phục, hướng dẫn các bên tự nguyện giải quyết tranh chấp. Bên cạnh đó, Báo cáo viên cũng hướng dẫn đại biểu kỹ năng ghi chép Sổ theo dõi hoạt động hòa giải ở cơ sở, kỹ năng ghi biên bản hòa giải và những quy định về định mức chi cho công tác hòa giải cơ sở trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu theo Nghị quyết số 28/2023/NQ-HĐND ngày 08/12/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh.
Tại buổi tập huấn các đại biểu đã tham gia trao đổi, thảo luật sôi nổi đưa ra những nhận định, cách thức, định hướng hòa giải các tình huống cụ thể về các mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nhân dân được Báo cáo viên đưa ra.  Ngoài ra, những khó khăn, vướng mắc trong hòa giải ở cơ sở được đại biểu đặt ra để Báo cáo viên giải đáp, hướng dẫn cách thức xử lý có hiệu quả trong quá trình hòa giải.
Qua lớp tập huấn các đại biểu đã nhận thức được việc thực hiện tốt công tác hòa giải ở cơ sở sẽ góp phần giải quyết kịp thời, từ gốc các mâu thuẫn, các tranh chấp trong gia đình, cộng đồng dân cư... từ đó giảm bớt khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện của nhân dân, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức của nhân dân cũng như của Nhà nước; nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân, cũng như duy trì và phát huy đạo lý truyền thống, thuần phong mỹ tục của dân tộc./.
Hồng Quang
Phòng PBGDPL Bạc Liêu
Các tin đã đưa ngày: