Liên kết website

Năm 2014 tỉnh Kon Tum tập trung phổ biến Hiến pháp và các văn bản pháp luật mới ban hành

10/01/2014

Năm 2014 là năm triển cả nước triển khai nhiều văn bản bản pháp luật quan trọng vừa được Quốc hội thông qua, đặc biệt là Luật phổ biến giáo dục, pháp luật, do đó, việc tổ chức phổ biến, đưa pháp luật vào cuộc sống là nhiệm vụ của toàn hệ thống chính trị của các ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương nhằm đảm bảo cho mọi tổ chức, công dân nắm vững những nội dung cơ bản của văn bản luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm trật tự kỷ cương, tăng cường pháp chế cho cán bộ và nhân dân. Trong năm 2014, tỉnh Kon Tum chú trọng phổ biến các nội dung sau:

 

Thứ nhất, tập trung phổ biến, quán triệt Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các văn bản quy phạm pháp luật mới do Quốc hội khoá XIII thông qua trong năm 2013, như: Luật đất đai (sửa đổi) năm 2013; Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi) năm 2013; Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật; Luật việc làm; Luật tiếp công dân; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cư trú; Luật phòng, chống thiên tai; Luật phòng, chống khủng bố; Luật hòa giải ở cơ sở;... và các văn bản pháp luật quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân.

Thứ hai, tuỳ thuộc vào từng đối tượng, địa bàn mà lựa chọn nội dung các văn bản pháp luật phổ biến cho phù hợp, cụ thể: Đối với cán bộ, công chức, viên chức thì tiếp tục phổ biến sâu rộng Luật cán bộ, công chức; Luật viên chức; Luật xử lý vi phạm hành chính; Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi, bổ sung); Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước; các quy định về cải cách hành chính, chú trọng các quy định pháp luật chuyên ngành gắn với chuyên môn, nghiệp vụ của từng cán bộ, công chức, viên chức … Đối với thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên thì phổ biến pháp luật về các quy định pháp luật cơ bản gắn với cuộc sống, học tập như: Luật giao thông đường bộ; Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Luật thanh niên; Luật phòng, chống ma túy (sửa đổi, bổ sung); các quy định về quyền trẻ em, nghĩa vụ quân sự, pháp luật về môi trường... Đối với nhân dân các xã, phường, thị trấn, đồng bào dân tộc thiểu số thì chú trọng phổ biến kiến thức pháp luật về quy tắc sinh hoạt cộng đồng ở đô thị, bảo vệ môi trường, quyền kinh doanh, pháp luật về an toàn giao thông đường bộ, trật tự an toàn xã hội, quy định về xây dựng nhà ở đô thị, quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất; các quy định về hòa giải, hướng ước, quy ước, các chế độ, chính sách được thụ hưởng... Ngoài ra, chú trọng phổ biến pháp luật cho các đối tượng đặc thù như: người dân ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nạn nhân bạo lực gia đình, người khuyết tật, người đang chấp hành hình phạt… theo quy định của Luật ph biến, giáo dục pháp luật.

Thứ ba, về hình thức phổ biến: Thông qua hội nghị cơ quan, tổ chức lớp tập huấn, các buổi sinh hoạt đoàn thể để quán triệt các nội dung cơ bản của các văn bản quy phạm pháp luật; tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật; cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật; thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh, internet, pa-nô, áp-phích, tranh cổ động; thông qua công tác xét xử, xử lý vi phạm hành chính, hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý, hòa giải ở cơ sở; lồng ghép trong hoạt động văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt của tổ chức chính trị và các đoàn thể, câu lạc bộ, tủ sách pháp luật và các thiết chế văn hóa khác ở cơ sở... Tiếp tục nâng cao chất lượng các chuyên trang, chuyên mục trên sóng phát thanh, truyền hình có liên quan đến công tác PBGDPL, như: chuyên mục pháp luật và đời sống, trợ giúp pháp lý, diễn đàn cử tri, vì trẻ thơ, vì an ninh tổ quốc, an toàn giao thông ... Các huyện, thành phố đều phải mở và duy trì chuyên mục PBGDPL qua Đài truyền thanh, truyền hình các huyện, thành phố; đẩy mạnh công tác hòa giải cơ sở, xây dựng, khai thác và sử dụng hiệu quả Tủ sách pháp luật,...

Ngoài việc triển khai một số nội dung cơ bản trên, cần chú trọng phân công nhiệm vụ cụ thể, hợp lý cho các ngành, các cấp thuộc lĩnh vực quản lý của ngành mình đến các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân. Bên cạnh đó, công tác PBGDPL cần được thực hiện một cách đồng bộ, thống nhất và thường xuyên từ tỉnh đến cơ sở với nội dung, hình thức đa dạng, phù hợp với từng vùng, từng đối tượng; đảm bảo sự phối hợp giữa các cơ quan, ngành, đoàn thể, địa phương toàn tỉnh trong công tác PBGDPL, kết hợp chặt chẽ giữa PBGDPL với tổ chức thực thi pháp luật và xử lý vi phạm pháp luật; lồng ghép PBGDPL với phong trào vận động quần chúng tham gia thực hiện các chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ quan, đơn vị, quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn…

                                                        Nguyễn Văn Bảy

Các tin đã đưa ngày: