Thông tư số 05/2014/TT-BCT quy định về hoạt động tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu hàng hóa. ">
Liên kết website

Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27/01/2014 của Bộ Công Thương quy định về hoạt động tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu hàng hóa

04/04/2014

Ngày 27 tháng 01 năm 2014, Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 05/2014/TT-BCT quy định về hoạt động tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu hàng hóa.

 

Đối tượng áp dụng của Thông tư này là các thương nhân Việt Nam (thương nhân) thực hiện hoạt động tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu hàng hóa; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện theo cam kết về việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới…

Đối với doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng có thuế tiêu thụ đặc biệt như: Xì gà; thuốc lá điếu; bia sản xuất từ malt; rượu vang làm từ nho tươi; rượu vermouth và rượu vang khác làm từ nho tươi đã pha thêm hương vị từ thảo mộc hoặc chất thơm và đồ uống đã lên men khác... phải được thành lập tối thiểu là 02 năm, đã có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hoặc tạm nhập, tái xuất hàng hóa và phải có 07 tỷ đồng tiền ký quỹ, đặt cọc nộp tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh hoặc chi nhánh ngân hàng thương mại tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Các điều kiện trên cũng được áp dụng đối với các doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập, tái xuất quạt bàn, quạt sưởi; máy điều hòa không khí; máy làm lạnh; máy làm khô quần áo; máy rửa bát đĩa; máy giặt có sức chứa trên 10kg vải khô/lần; camera truyền hình, camera số và camera ghi hình ảnh; xe ô tô và các loại xe khác có động cơ được thiết kế chủ yếu để chở người... đã qua sử dụng. Doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập, tái xuất các mặt hàng nêu trên được Bộ Công Thương xem xét cấp Giấy chứng nhận mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa; thời hạn hiệu lực của mã số tạm nhập, tái xuất là 03 năm, kể từ ngày cấp. Trường hợp hàng hóa nước ngoài gửi vào kho ngoại quan để xuất khẩu, tái xuất qua các tỉnh biên giới thì chỉ doanh nghiệp có Mã số tạm nhập, tái xuất của nhóm hàng hóa đó mới được đứng tên trên tờ khai hải quan nhập, xuất kho ngoại quan để xuất khẩu, tái xuất. Hàng hóa gửi tại kho ngoại quan thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan; Hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa thuộc Phụ lục III, IV, V trong đó doanh nghiệp không thực hiện tái xuất qua các cửa khẩu biên giới phía Bắc không thuộc loại hình kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện… Hồ sơ cấp Mã số tạm nhập, tái xuất; Thủ tục cấp Mã số tạm nhập, tái xuất; Trách nhiệm của doanh nghiệp được cấp Mã số tạm nhập, tái xuất; Quản lý và sử dụng số tiền ký quỹ, đặt cọc của doanh nghiệp; Thu hồi Mã số tạm nhập, tái xuất thực hiện theo đúng Chương II kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa tại Mục 2 Hàng hóa kinh doanh tmaj nhập tái xuất có điều kiện.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 02 năm 2014 và bãi bỏ: Khoản 4 Điều 1 và Phụ lục V Thông tư số 10/2011/TT-BCT ngày 30 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu theo Nghị quyết số 59/NQ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương; Thông tư số 05/2013/TT-BCT ngày 18 tháng 02 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất một số loại hàng hóa.

Các tin đã đưa ngày: