QUÁ TRÌNH SOẠN THẢO VÀ MỘT SỐ NỘI DUNG CHÍNH DỰ THẢO QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ XÂY DỰNG, QUẢN LÝ, KHAI THÁC TỦ SÁCH PHÁP LUẬT
01/01/0001
Thực hiện Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ năm 2009 và nhằm triển khai các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn đã được đề cập trong Báo cáo số 29/BC-BTP ngày 13 tháng 02 năm 2009 của Bộ Tư pháp về tổng kết 10 năm thực hiện Quyết định số 1067/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Dự án xây dựng và quản lý Tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn (gọi tắt là Tủ sách pháp luật cấp xã), trong thời gian qua, Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan nghiên cứu, xây dựng dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật (sau đây gọi là Quyết định). Quyết định được xây dựng nhằm cụ thể hoá chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước về xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật, phát huy các kết quả đã đạt được, đồng thời khắc phục những hạn chế, tồn tại trong công tác xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật thời gian qua và thống nhất các quy định của pháp luật về xây dựng, quản lý và khai thác Tủ sách pháp luật.
SỰ CẦN THIẾT VÀ NHỮNG QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG LUẬT PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
01/01/0001
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG LUẬT PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) luôn giữ vị trí quan trọng trong đời sống xã hội. Trong công cuộc đổi mới, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, công tác này càng có vai trò quan trọng về nhiều mặt. Chính vì vậy, sau khi Đảng ta đề ra chủ trương đổi mới đất nước, phát triển nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ngày càng được quan tâm và được coi là nhiệm vụ quan trọng góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân.