Theo đó, căn cứ điều kiện thực tiễn và nhiệm vụ chính trị, các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật cần tập trung vào các nội dung sau: Tiếp tục tổ chức tuyên truyền, phổ biến về mục đích, ý nghĩa của Ngày Pháp luật Việt Nam; quán triệt, phổ biến nội dung chính sách, quy định mới, nhất là nội dung các văn bản pháp luật mới có hiệu lực trong năm 2019, năm 2020; các dự thảo chính sách, quy định của pháp luật có nội dung liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp; những vấn đề dư luận người dân, xã hội quan tâm hoặc cần định hướng dư luận xã hội, vấn đề nóng trong xã hội, trọng tâm là các lĩnh vực: Cải cách hành chính; lao động; đầu tư; phòng, chống tham nhũng, lãng phí; khiếu nại, tố cáo; bảo vệ môi trường; đất đai; an toàn thực phẩm; phòng, chống dịch bệnh, cháy nổ, phòng, chống tác hại của rượu bia, thuốc lá; giao thông đường bộ; biên giới, hải đảo; xử lý vi phạm hành chính; các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết tham gia là thành viên có liên quan, các Hiệp định thương mại mà Việt Nam ký kết với các quốc gia, khu vực… Đẩy mạnh giáo dục ý thức tuân thủ và chấp hành pháp luật; tuyên truyền gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến trong xây dựng, thực hiện và bảo vệ pháp luật; phê phán, đấu tranh với hành vi vi phạm pháp luật hoặc lệch chuẩn xã hội; nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân trong chủ động tìm hiểu, thực thi pháp luật.
Các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật cần tổ chức thường xuyên, liên tục đến hết năm 2020, đặc biệt tập trung tổ chức trong tháng cao điểm, bắt đầu từ ngày 15/10/2020 đến hết ngày 15/11/2020.
Nguyễn Đình Tứ