Thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW, trong những năm qua, tỉnh ủy tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành 04 Chỉ thị của Ban thường vụ Tỉnh ủy về lãnh đạo nhiệm vụ chính trị liên quan lĩnh vực công tác tư pháp và công tác PBGDPL; Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành 05 Nghị quyết chuyên đề về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành trên 69 kế hoạch, 33 Quyết định triển khai và nâng cao chất lượng công tác PBGDPL trên địa bàn tỉnh. Hầu hết các sở, ban, ngành, đoàn thể đều ban hành các văn bản, kế hoạch chỉ đạo triển khai đến các cơ quan, đơn vị trực thuộc.
Để nâng cao hiệu quả hoạt động, Hội đồng PBGDPL các cấp thường xuyên được củng cố, kiện toàn. Đến nay, Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh có 32 thành viên, Hội đồng PBGDPL cấp huyện có 198 thành viên. Toàn tỉnh có 110 báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, 181 báo cáo viên pháp luật cấp huyện, thường xuyên được rà soát, kiện toàn hàng năm.
Về nội dung, hình thức PBGDPL đã được tỉnh ủy, ủy ban nhân dân tỉnh quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn phù hợp với từng đối tượng, địa bàn. Cụ thể, trong những năm qua, các sở, ban, ngành ở tỉnh, UBND cấp huyện đã tổ chức các lớp phổ biến kiến thức pháp luật cho các đối tượng như: 1.943 lớp phổ biến cho hơn 278.000 lượt cán bộ và nhân dân ở cơ sở; hơn 9.000 hội nghị tập huấn cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động từ cấp tỉnh đến cấp huyện; 93 lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luạt phòng chống bạo lực gia đình cho hơn 13.000 lượt người tham dự; in ấn phát hành trên 2.300.000 tài liệu PBGDPL… Một số mô hình PBGDPL đem lại hiệu quả thiết thực góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong nhân dân: Hội Cựu chiến binh tỉnh duy trì mô hình tổ an ninh “1+2”, “1+3” (1 gia đình cựu chiến binh liên kết với 2 hoặc 3 gia đình liền kề) để xây dựng tình đoàn kết các gia đình hàng xóm; Hội liên hiệp phụ nữ phát động thành lập phát huy hiệu quả các Câu lạc bộ phụ nữ với pháp luật “câu lạc bộ phòng chống tệ nạn xã hội”, “câu lạc bộ phòng chống bạo lực gia đình”, “câu lạc bộ phụ nữ không có hội viên, chồng con nghiện ma túy và vi phạm pháp luật”…
Sau 15 năm thực hiện Chỉ thị số 32-CT//TW đã tạo được những chuyển biến tích cực trên nhiều mặt trong lĩnh vực PBGDPL trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc: cấp ủy, chính quyền các cấp đã từng bước nhận thức đầy đủ và sâu sắc về vị trí, vai trò của PBGDPL; công tác xây dựng thể chế chính sách về PBGDPL trên địa bàn tỉnh được hoàn thiện đảm bảo cho công tác PBGDP báo cáo cũng nhận định một số tồn tại, khó khăn như: một số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa quyết liệt triển khai thực hiện Chỉ thị; một số sở, ngành, địa phương coi PBGDPL là nhiệm vụ chủ yếu của ngành Tư pháp nên công tác triển khai còn mang tính hình thức; công tác phối hợp còn chưa thường xuyên, liên tục giữa các cấp các ngành; ứng dụng công nghệ thông tin trong PBGDPL còn nhiều hạn chế…
Báo cáo đã đề ra các phương hướng: tiếp tục tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền triển khai Chỉ thị số 32-CT/TW, chỉ đạo đổi mới hình thức PBGDPL gắn với nhu cầu thực tiễn, phù hợp với từng đối tượng, địa bàn, dân cư; đẩy mạnh xã hội hóa công tác PBGDPL nhằm huy động các nguồn lực xã hội tích cực tham gia công tác này…
Trên cơ sở tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đề xuất Ban Bí thư nghiên cứu ban hành Chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân trong giai đoạn mới; đề nghị Chính phủ chỉ đạo xây dựng, sớm ban hành chính sách đảm bảo nguồn lực, cơ chế hỗ trợ, nhất là đối với đội ngũ thực hiện công tác PBGDPL. Tỉnh ủy Vĩnh Phúc còn đề nghị Bộ Tư pháp tiếp tục quan tâm tăng cường công tác bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho công tác PBGDPL; nghiên cứu, hướng dẫn đổi mới hình thức PBGDPL, tổ chức biên soạn kịp thời các tài liệu giới thiệu các Luật mới được Quốc hội thông qua, sớm xây dựng phần mềm cơ sở dữ liệu về công tác PBGDPL./.
Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật