Một số giải pháp phát huy vai trò của sách pháp luật trong việc nâng cao hiểu biết pháp luật
10/05/2024
Nói tới vai trò to lớn nhất của sách - kho tàng tri thức của nhân loại, Lênin đã có câu nói nổi tiếng khẳng định: “Không có sách thì không có tri thức, không có tri thức thì không có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản”. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng nhấn mạnh: “Học ở trường, học trong sách vở, học lẫn nhau và học dân”…; “Bất luận làm công việc gì cũng cần phải đọc. Người mới học chữ cần đọc để không mù lại, người làm công an cần đọc để nắm tình hình. Những người làm công việc chuyên môn cần phải đọc để nâng cao trình độ. Người làm quản lý lãnh đạo cần phải đọc để quản lý, lãnh đạo tốt hơn…”. “Sách” có tầm quan trọng đối với việc nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người.
Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Bộ Tiêu chí về yêu cầu an toàn thông tin mạng cơ bản cho camera giám sát
09/05/2024
Ngày 07/5/2024, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Quyết định số 724/QĐ-BTTTT ban hành Bộ tiêu chí yêu cầu an toàn thông tin mạng cơ bản cho camera giám sát. Tài liệu này đưa ra và khuyến nghị áp dụng các yêu cầu kỹ thuật an toàn thông tin mạng cơ bản cho thiết bị camera giám sát sử dụng giao thức mạng (gọi tắt là thiết bị camera). Khuyến nghị áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có liên quan đến hoạt động nghiên cứu, phát triển, sản xuất, đánh giá, lựa chọn và sử dụng thiết bị camera.
Tỷ lệ hòa giải thành trung bình cả nước trong 10 năm qua đạt 81,2%
03/05/2024
Đó là số liệu thống kê tại Báo cáo số 189/BC-BTP ngày 26/4/2024 của Bộ Tư pháp về tổng kết 10 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở. Theo đó, từ tháng 01/2014 đến tháng 12/2023, cả nước tiếp nhận 1.364.806 vụ, việc hòa giải (trung bình 136.481 vụ, việc/năm), trong đó, hòa giải thành 1.096.572/1.350.533 vụ, việc đã tiến hành hòa giải (trung bình 109.657 vụ, việc/năm), đạt tỷ lệ 81,2%, riêng năm 2023, tỷ lệ hòa giải thành đạt 85,13%. Một số tỉnh có tỷ lệ hòa giải thành cao như: Long An (93,2%); An Giang (91,67%); Vĩnh Long (91,55%); Đà Nẵng (90,95%); Hậu Giang (90,89%); Yên Bái (90,88%); Bến Tre (90,21%)…..
Bộ Tư pháp ban hành văn bản triển khai thực hiện Quyết định số 279/QĐ-TTg ngày 04/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ
02/05/2024
Thực hiện trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ giao, ngày 26/4/2024, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương đã ban hành Công văn số 2133/HĐPH-PBGDPL về việc triển khai thực hiện Quyết định số 279/QĐ-TTg ngày 04/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2024 - 2030” (Đề án 279).
Truyền thông chính sách góp phần tạo sự đồng thuận xã hội
26/04/2024
Ngày 26/4, Tổ Thư ký giúp việc của Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương (Tổ Thư ký) đã có buổi làm việc tại Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT) về tình hình thực hiện Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 – 2027” (Quyết định số 407).
Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình phối hợp giữa Bộ Tư pháp và Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam về truyền thông, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp năm 2024
26/04/2024
Nhằm thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ tại Chương trình phối hợp số 1067/CTPH-THVN-TNVN-TTXVN ngày 24/3/2023 giữa Bộ Tư pháp và Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam về truyền thông, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp giai đoạn 2023 - 2028 (Chương trình phối hợp số 1067) trong năm 2024 và nâng cao hiệu quả, phát huy thế mạnh của các cơ quan truyền thông chủ lực trong việc truyền tải đầy đủ, kịp thời thông tin pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), thông tin về hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp, bảo đảm chính xác, kịp thời, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật trong các tầng lớp Nhân dân, ngày 19/4/2024, Bộ Tư pháp đã ban hành Quyết định số 697/BTP-PBGDPL về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình phối hợp số 1067 năm 2024.
Cho ý kiến về dự thảo Quyết định hướng dẫn tiêu chí “Tiếp cận pháp luật” thuộc Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới
24/04/2024
Thực hiện nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 211/QĐ-TTg ngày 01/3/2024, Bộ Tư pháp đã xây dựng dự thảo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn tiêu chí “Tiếp cận pháp luật” trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021-2025 . Dự thảo Quyết định đã được lấy ý kiến các bộ, ngành, cơ quan liên quan và 63 Sở Tư pháp. Để tiếp tục hoàn thiện dự thảo, chiều ngày 23/4/2024, Bộ Tư pháp tổ chức cuộc họp cho ý kiến về Dự thảo Quyết định nêu trên, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh chủ trì cuộc họp. Tham dự cuộc họp có đại diện lãnh đạo Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương (thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Cục văn hoá cơ sở, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch và lãnh đạo một số đơn vị thuộc Bộ Tư pháp.