Xử phạt vi phạm hành chính các hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội
17/11/2022
Ngày 30/12/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 130/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em (Nghị định số 130/2021/NĐ-CP). Nghị định được ban hành nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan, cụ thể là Luật Trẻ em năm 2016; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020; Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ quy định về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội…và phù hợp với chức năng quản lý nhà nước về lao động, người có công và xã hội của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội. Theo đó, trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội quy định tại Nghị định số 130/2021/NĐ-CP có 15 hành vi vi phạm bị xử phạt vi phạm hành chính, được quy định từ Điều 6 đến Điều 20 Nghị định số 130/2021/NĐ-CP.
Thông qua hoạt động kiểm tra, hội thảo đã nhận diện đầy đủ hơn khó khăn, hạn chế thực tiễn của công tác đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
15/11/2022
Triển khai nhiệm vụ được giao về đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, năm 2022 Bộ Tư pháp đã lựa chọn 03 địa phương đại diện cho các vùng miền, bao gồm các tỉnh Bắc Kạn, Lâm Đồng và Long An để tổ chức các hoạt động kiểm tra, hội thảo. Qua đó nhận diện đầy đủ hơn về những khó khăn, hạn chế, vướng mắc, tạo cơ sở tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn triển khai nhiệm vụ, đồng thời chấn chỉnh, rút kinh nghiệm, đảm bảo tổ chức triển khai nhiệm vụ đúng các yêu cầu, quy định. Trên cơ sở đó, vào ngày 10/11/2022, Bộ Tư pháp đã thành lập Đoàn kiểm tra, khảo sát nắm bắt tình hình thực tế và tổ chức hội thảo chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm thực tiễn về thực hiện chuẩn tiếp cận pháp luật tại tỉnh Bắc Kạn.
Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị tập huấn về tiếp cận thông tin cho một số đơn vị cấp xã tại Bắc Kạn
15/11/2022
Qua nắm bắt tình hình tại địa phương, nhận thấy công tác tiếp cận thông tin gắn với thực hiện đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật tại cấp cơ sở còn gặp nhiều lúng túng trong triển khai thực hiện, chiều ngày 11/11/2022, Bộ Tư pháp đã phối hợp với Sở Tư pháp tỉnh Bắc Kạn tổ chức Hội nghị tập huấn về tiếp cận thông tin cho một số đơn vị cấp xã trên địa bàn, ưu tiên xã chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, xã thuộc diện đánh giá nông thôn mới nâng cao năm 2022. Trong đó tập trung vào các đại biểu là lãnh đạo Ủy ban nhân dân xã, công chức tư pháp – hộ tịch, công chức tham mưu nhiệm vụ cung cấp thông tin và một số tuyên truyền viên pháp luật của 10 đơn vị cấp xã trên địa bàn tỉnh.
Bộ Tư pháp tổ chức tập huấn nghiệp vụ về đánh giá, công nhận cấp xã, cấp huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật cho đội ngũ công chức quản lý, tham mưu thực hiện nhiệm vụ trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
15/11/2022
Sau hơn 01 năm triển khai thực hiện Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và Thông tư số 09/2021/TT-BTP ngày 15/11/2021 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg, công tác đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo các tiêu chí mới đã nhận được sự quan tâm, đánh giá cao của nhiều lãnh đạo, chính quyền địa phương trên cả nước. Thực hiện nhiệm vụ được giao, nhằm hướng mạnh công tác này về cơ sở, vào ngày 11/11/2022 Bộ Tư pháp đã phối hợp với Sở Tư pháp tỉnh Bắc Kạn tổ chức Hội nghị tập huấn hướng dẫn nghiệp vụ đánh giá cấp xã, cấp huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật cho hơn 130 đại biểu là đội ngũ công chức cơ quan Tư pháp các cấp được giao tham mưu, triển khai nhiệm vụ này trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn (Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, Tư pháp – Hộ tịch cấp xã, một số thành viên Hội đồng đánh giá chuấn tiếp cận pháp luật).
Tổ chức họp góp ý dự thảo Báo cáo về phương pháp, cách thức đo lường, đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
14/11/2022
Thực hiện Kế hoạch hoạt động của Dự án “Tăng cường pháp luật và tư pháp tại Việt Nam” (EU JULE) do Liên minh châu Âu (EU) tài trợ, Bộ Tư pháp phối hợp với Cơ quan Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP) triển khai hoạt động “Nghiên cứu phương pháp, cách thức đo lường, đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật”. Sau một thời gian nghiên cứu, khảo sát tại các địa phương (Thành phố Hà Nội, Thanh Hóa và Đồng Nai), hiện nhóm nghiên cứu đã xây dựng xong dự thảo Báo cáo về phương pháp, cách thức đo lường, đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại Việt Nam (dự thảo Báo cáo). Ngày 10/11/2022, Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp phối hợp với Cơ quan Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP) và các chuyên gia của dự án (PGS.TS Vũ Thu Hạnh - Viện trưởng Viện Pháp luật và Kinh tế ASEAN, Hội Luật gia Việt Nam - Trưởng nhóm nghiên cứu và bà Virginia A. Nelder, chuyên gia quốc tế về quyền con người, xây dựng chính sách và pháp luật) tổ chức cuộc họp kỹ thuật góp ý dự thảo Báo cáo.
Bộ Tư pháp tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở của thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn
14/11/2022
Với tính chất là một cơ chế giải quyết tranh chấp tự nguyện và tự quản của người dân, hòa giải ở cơ sở ngày càng đáp ứng được yêu cầu tăng cường dân chủ, quyền tự quyết của người dân trong đời sống xã hội. Nhận thức rõ vị trí, vai trò và ý nghĩa của công tác hòa giải ở cơ sở trong đời sống xã hội, vì vậy, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến công tác này, luôn xác định công tác hòa giải là một thiết chế quan trọng trong bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội tại cơ sở.