Thông tư số 20/2014/TT-BLĐTBXH ban hành danh mục nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề.">
Liên kết website

Thông tư số 20/2014/TT-BLĐTBXH ngày 26/8/2014 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành danh mục nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề

22/09/2014

Ngày 26  tháng 8 năm 2014 Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư số 20/2014/TT-BLĐTBXH ban hành danh mục nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề.

 

Danh mục ban hành kèm Thông tư này được áp dụng cho các đối tượng được giảm học phí theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm 2010 - 2011 đến năm học 2014 – 2015. (Theo Điều 5 Nghị định số 49/2010/NĐ-CP thì các đối tượng được giảm học phí bao gồm: Các đối tượng được giảm 70% học phí gồm: học sinh, sinh viên các chuyên ngành nhã nhạc cung đình, chèo, tuồng, cải lương, múa, xiếc và một số chuyên ngành, nghề nặng nhọc, độc hại; Các đối tượng được giảm 50% học phí gồm: Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên là con cán bộ, công nhân, viên chức mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên; Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc diện hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo; Học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đi học nghề).

Trên cơ sở đó, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành Danh mục nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề bao gồm các nghề sau: nghề đúc, dát đồng mỹ nghệ; chạm khắc đá; gia công và thiết kế sản phầm mộc; kỹ thuật xây dựng; kỹ thuật xây dựng mỏ; cắt gọt kim loại; gò; hàn; rèn, dập; nguội sửa chữa máy công cụ; công nghệ chế tạo vỏ tài thủy; sửa chữa thiết bị mỏ hầm lò; sửa chữa thiết bị chế biến dầu khí; vận hành máy thi công nền; vận hành máy thi công mặt đường; vận hành máy xây dựng; vận hành sửa chữa máy thi công đường sắt; lắp đặt đường dây tải điện và trạm biến áp có điện áp từ 110 KV trở xuống; kỹ thuật lò hơi; kỹ thuật tua bin hơi; kỹ thuật điện mỏ hầm lò; luyện gang; luyện thép; công nghệ hóa nhuộm; công nghệ mạ; công nghệ sơn tàu thủy; xử lý nước thải công nghiệp; sản xuất vật liệu nổ công nghiệp; sản xuất các chất vô cơ; sản xuất xi măng; sản xuất pin, ắc quy; khoan nổ mìn; khoan thăm dò địa chất; kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò; bảo vẹ thực vật; điều khiển phương tiện thủy nội địa; khai thác máy tàu thủy; lặn thi công…

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 10 năm 2014.

Các tin đã đưa ngày: