Liên kết website

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật Ngành Tư pháp Vĩnh Phúc năm 2010

30/12/2010

Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW năm 2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo các cấp ủy Đảng trong công tác PBGDPL, ngay đầu năm 2010, Sở Tư pháp tỉnh đã tham mưu Tỉnh uỷ ban hành Chỉ thị số 08 về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền trong công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong cán bộ và nhân dân; Giúp Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL ban hành hướng dẫn thực hiện kế hoạch PBGDPL năm 2010, Kế hoạch kiểm tra công tác PBGDPL theo sự chỉ đạo của Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL Chính phủ; Tham mưu giúp UBND tỉnh ban hành các kế hoạch về PBGDL; kế hoạch tuyên truyền Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước, Luật lý lịch tư pháp, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự. Đặc biệt năm 2010, Sở Tư pháp đã tham mưu HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết về phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2010-2015.

    Trên cơ sở kế hoạch đã đề ra, Sở Tư pháp - cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh đã hướng dẫn các ngành, chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện công tác PBGDPL của đơn vị mình phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và thực tế của ngành, địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện.                                                                                                                                             Trong năm 2010, Sở Tư pháp đã phối hợp với 17 Sở ban, ngành tuyên truyền phổ biến pháp luật đến cán bộ, công chức và các tầng lớp nhân dân trên các lĩnh vực dân số, giao thông, thuế, cải cách hành chính, ma tuý, mại dâm... Trong đó tập trung tuyên truyền sâu rộng pháp luật về: Giao thông đường bộ, Bình đẳng giới, Phòng chống bạo lực gia đình, Phòng chống HIV/AIDS, khiếu nại tố cáo, đất đai, quy chế dân chủ, đã tổ chức được gần 50 Hội nghị tập huấn.                                                                                                                 Các hoạt động phối hợp, tuyên truyền pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng đã phát huy tác dụng trong việc phổ biến kiến thức pháp luật cho cán bộ, nhân dân trong tỉnh. Năm 2010, Sở tiếp tục phối hợp với Đài PTTH tỉnh, Báo Vĩnh Phúc thực hiện chuyên mục “pháp luật và đời sống’, “giới thiệu văn bản pháp luật”. Bản tin Tư pháp của ngành tiếp tục được duy trì, giới thiệu kịp thời các văn bản chính sách mới đến cán bộ và nhân dân. Trong năm 2010 Sở Tư pháp đã phát hành 06 số Bản tin Tư pháp, phát hành 13.000.000 tờ gấp pháp luật về an toàn giao thông; nâng cao chất lượng các chuyên mục về tuyên truyền, PBGDPL trên cả hai sóng phát thanh và truyền hình. Gắn công tác tuyên truyền PBGDPL với tuyên truyền thực hiện các nhiệm vụ chính trị và cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Tài liệu phổ biến pháp luật dành cho Đài truyền thanh cơ sở do Sở Tư pháp biên soạn và phát hành tiếp tục duy trì, góp phần tuyên truyền các văn bản pháp luật mới đến nhân dân, Sở đã xây dựng đĩa CD với 06 chuyên mục, số lượng 6.000 đĩa phát cho các đài truyền thanh cấp huyện, cấp xã và hệ thống loa truyền thanh, giới thiệu hơn 30 văn bản và giải đáp nhiều tình huống pháp luật.                                                                                                                 Để triển khai thực hiện tốt mục tiêu của Nghị quyết số 07 của HĐND tỉnh về PBGDPL, chỉ trong hơn 2 tháng Sở Tư pháp đã phối hợp với 12 sở, ban, ngành, đoàn thể, 9/9 huyện tổ chức được gần 200 lớp tập huấn pháp luật về đất đai, khiếu nại, tố cáo, bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình; quy chế dân chủ ở cơ sở, nghiệp vụ hoà giải cơ sở…cho hơn 22.000.000 lượt người tham gia. Công tác tuyên truyền pháp luật thông qua việc khai thác, sử dụng tủ sách pháp luật tiếp tục được thực hiện hiệu quả, Sở đã thực hiện cấp phát hỗ trợ sách pháp luật cho 1.384 thôn/tổ dân phố với 35 nhóm đầu sách. Giúp UBND trang bị sách pháp luật cho 70 cơ quan, đơn vị cấp tỉnh với trên 100 đầu sách. Hoạt động hoà giải ở cơ sở đã góp phần không nhỏ trong việc giải quyết những xích mích, mâu thuẫn phát sinh trong cộng đồng, qua đó làm giảm thiểu tình trạng khiếu kiện ở cơ sở. Toàn tỉnh có 1.441 Tổ hoà giải với gần 10.000 hoà giải viên/ 1.384 thôn, tổ dân phố. Toàn tỉnh có 1.441. Tổ hoà giải với gần 10.000 hoà giải viên/ 1.384 thôn, tổ dân phố. Các tổ hoà giải ở cơ sở đã thụ lý 4.756 vụ việc, hoà giải thành  4.214 đạt tỷ cao lệ gần 89%... Ngành Tư pháp đã thường xuyên phối hợp với Mặt trận Tổ quốc các cấp trong công tác chỉ đạo, hướng dẫn, củng cố, kiện toàn các tổ hoà giải ở cơ sở, từng bước đưa công tác này đi vào nề nếp.                                                                                                                 Kết quả công tác PBGDPL ngành Tư pháp Vĩnh Phúc đã góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.                                     (Kim Yến, Sở Tư pháp Vĩnh Phúc)
Các tin đã đưa ngày: