Điều kiện đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng, vũ khí quân dụng, trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh
08/12/2022
Ngày 08/12/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định 101/2022/NĐ-CP quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng, vũ khí quân dụng, trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh. Nghị định có hiệu lực từ ngày 30/01/2023. Nghị định quy định nguyên tắc; điều kiện đầu tư kinh doanh; trình tự, thủ tục thẩm tra điều kiện và trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, doanh nghiệp trong hoạt động đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng cho lực lượng vũ trang nhân dân, vũ khí quân dụng, trang thiết bị kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dùng quân sự, công an; linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng phục vụ quốc phòng, an ninh trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Bảo đảm chi cho công tác phổ biến chính sách ưu đãi người có công với cách mạng
05/12/2022
Chi phổ biến, chính sách ưu đãi người có công với cách mạng là một trong những nội dung thuộc chi phí quản lý phục vụ thực hiện các chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, thân nhân của người có công với cách mạng và người trực tiếp tham gia kháng chiến do ngành Lao động Thương binh và Xã hội quản lý. Nội dung này được quy định tại Điều 7 Thông tư số 44/2022/TT-BTC ngày 21/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí chi thường xuyên thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, thân nhân của người có công với cách mạng và người trực tiếp tham gia kháng chiến do ngành Lao động Thương binh và Xã hội quản lý.
Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật – lịch sử hình thành và phát triển
03/12/2022
Ngày 29/11/2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 98/2022/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp. Một trong những điểm mới nổi bật của Nghị định này là chuyển đổi mô hình tổ chức bộ máy của Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật thành Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật. Đây là một trong những mốc son đáng tự hào của chặng đường hình thành và phát triển của đơn vị suốt mấy chục năm qua. Bài viết này xin được phân tích để thấy rõ hơn ý nghĩa của việc chuyển đổi mô hình này trong bối cảnh hiện nay.
Chi chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, thân nhân của người có công với cách mạng và người trực tiếp tham gia kháng chiến do ngành Lao động Thương binh và Xã hội quản lý
01/12/2022
Ngày 21/7/2022, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 44/2022/TT-BTC quy định quản lý và sử dụng kinh phí chi thường xuyên thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, thân nhân của người có công với cách mạng và người trực tiếp tham gia kháng chiến do ngành Lao động Thương binh và Xã hội quản lý. Với mục đích thể hiện trách nhiệm của Nhà nước và xã hội đối với việc chăm lo sức khoẻ, đời sống vật chất và tinh thần của người có công với cách mạng, thân nhân của người có công với cách mạng và người trực tiếp tham gia kháng chiến, Điều 5 của Thông tư này quy định về chi chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, thân nhân của người có công với cách mạng và người trực tiếp tham gia kháng chiến, tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chi-a, giúp bạn Lào, người được cử làm chuyên gia sang giúp Lào và Căm-pu-chi-a (sau đây gọi chung là người trực tiếp tham gia kháng chiến) do ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý từ nguồn ngân sách trung ương đảm bảo, bố trí trong dự toán chi ngân sách nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Hội thảo tham vấn dự thảo Báo cáo về phương pháp, cách thức đo lường, đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
29/11/2022
Thực hiện Kế hoạch hoạt động của Dự án “Tăng cường pháp luật và tư pháp tại Việt Nam” (EU JULE) do Liên minh châu Âu (EU) tài trợ, Bộ Tư pháp phối hợp với Cơ quan Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP) triển khai hoạt động “Nghiên cứu phương pháp, cách thức đo lường, đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật”. Ngày 28/11/2022, Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp phối hợp với UNDP và các chuyên gia của dự án (PGS.TS Vũ Thu Hạnh – Phó Viện trưởng phụ trách Viện Nghiên cứu Pháp luật và Kinh tế ASEAN, Hội Luật gia Việt Nam - Trưởng nhóm nghiên cứu, TS. Nguyễn Thị Dung, Giảng viên Trường Đại học Luật Hà Nội và bà Virginia A. Nelder, chuyên gia quốc tế về quyền con người, xây dựng chính sách và pháp luật) tổ chức Hội thảo tham vấn góp ý dự thảo Báo cáo về phương pháp, cách thức đo lường, đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (dự thảo Báo cáo).