Liên kết website

Đồng Tháp: Tổng kết thực hiện Chương trình phối hợp số 162/CTPH-TANDTC-BTP ngày 08/4/2019 về phổ biến, giáo dục pháp luật và hòa giải ở cơ sở giữa Tòa án nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp giai đoạn 2019 – 2023

14/08/2023

Thực hiện Chương trình phối hợp số 162/CTPH-TANDTC-BTP, Sở Tư pháp tỉnh Đồng Tháp phối hợp với Tòa án nhân dân tỉnh tăng cường triển khai, thực hiện Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành; Quyết định số 705/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017-2021; Quyết định số 1521/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư; Kế hoạch số 273/KH-UBND ngày 18/11/2020 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 80-KL/TW…

Hằng năm, Sở Tư pháp đã chủ động tham mưu UBND tỉnh, Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh ban hành các Kế hoạch thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật, ban hành Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017 – 2021 trên địa bàn tỉnh và Kế hoạch thực hiện Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2019 – 2021”.
Trong giai đoạn 2019 – 2023, Sở Tư pháp đã phối hợp với Tòa án nhân dân tỉnh thực hiện gần 50 Chương trình Tư vấn pháp luật trực tiếp trên sóng truyền hình về các chủ đề có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân như: pháp luật về hôn nhân gia đình; thừa kế tài sản; hợp đồng vay tài sản; pháp luật về hụi, họ; pháp luật về hợp đồng lao động; pháp luật về thi hành vụ án hành chính…qua đó đã phổ biến sâu rộng Hiến pháp, các văn bản Luật, pháp lệnh mới ban hành, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân. Đồng thời hướng dẫn Phòng Tư pháp các huyện, thành phố phối hợp với Tòa án nhân dân cùng cấp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tại các phiên tòa xét xử, từ đó hình thành ý thức tôn trọng, tự giác chấp hành pháp luật của Nhân dân. Đây là hình thức PBGDPL đặc thù đã trực tiếp giáo dục ý thức pháp luật cho người dân, đồng thời răn đe những hành vi phạm tội, được Nhân dân đồng tình ủng hộ, kết quả đã phối hợp tuyên truyền trong các phiên tòa xét xử lưu động được 196 cuộc với 28.913 lượt người dự.
Nhằm hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam một cách hiệu quả, thiết thực. Hằng  năm, Sở Tư pháp chủ động tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản hướng dẫn, triển khai thực hiện Ngày Pháp luật Việt Nam trên địa bàn tỉnh và phối hợp với Tòa án nhân dân tỉnh, các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố bằng nhiều hình thức tổ chức như: xây dựng phóng sự về hưởng ứng Ngày pháp luật trên Đài phát thanh và Truyền hình Đồng Tháp; tổ chức Hội nghị “Gặp gỡ đối thoại giữa lãnh đạo Sở với tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh”; thông qua Hội nghị trực tuyến, Cuộc thi tìm hiểu pháp luật, qua Hội thi Tuyên truyền viên pháp luật, qua hoạt động sinh hoạt nội bộ tại các cơ quan, đơn vị, PBGDPL qua hoạt đông Tư vấn pháp luật và Trợ giúp pháp lý, tuyên truyên qua màn hình led khẩu hiệu Ngày Pháp luật; hệ thống loa truyền thanh, băng - rôn tuyên truyền các tuyến đường chính trên địa bàn, PBGDPL qua nhóm Zalo PBGDPL, qua Bản tin Tư pháp, qua Bản tin ngành Tư pháp; đăng tải văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành lên Trang thông tin điện tử PBGDPL tỉnh Đồng Tháp, Trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị và địa phương.  
Sở Tư pháp đã phối hợp tổ chức thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật tại một số địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật, trong đó, tập trung phổ biến, giáo dục pháp luật các nội dung có liên quan trực tiếp đến cán bộ, công chức, đoàn viên, hội viên và một số đối tượng đặc thù trong đó có đối tượng là thanh thiếu niên vi phạm pháp luật tại địa bàn trọng điểm phức tạp về trật tự, an toàn xã hội như: pháp luật về hình sự; nghĩa vụ quân sự; xử lý vi phạm hành chính; phòng, chống tác hại của rượu, bia; ma túy; phòng, chống tệ nạn xã hội; bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình; pháp luật về an toàn giao thông tại các địa bàn trọng điểm, phức tạp về trật tự an toàn xã hội được 10 cuộc với hơn 641 lượt người dự.
Với vai trò là thành viên Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cấp tỉnh, cấp huyện, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện đều phát huy rõ nét vai trò của mình trong việc giúp thủ trưởng cơ quan, tổ chức mà mình là đại diện làm thành viên Hội đồng chỉ đạo, hướng dẫn hoặc trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi quản lý; chuyển đổi số công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong ngành, lĩnh vực phụ trách; định kỳ báo cáo Hội đồng (06 tháng, hằng năm) và đề xuất giải pháp tháo gỡ vướng mắc, bất cập phát sinh từ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi quản lý.
Hằng năm, Sở Tư pháp đều chủ động tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh rà soát kiện toàn lại đội ngũ Báo cáo viên, Tuyên truyền viên pháp luật để kịp thời thay đổi, bổ sung theo đúng quy định của Thông tư số 10/2016/TT-BTP ngày 22 tháng 7 năm 2016 của Bộ Tư pháp về việc quy định Báo cáo viên, Tuyên truyền viên pháp luật; mời Báo cáo viên của Bộ Tư pháp tập huấn kỹ năng tuyên truyền pháp luật bằng hình thức trực tuyến cho Báo cáo viên pháp luật, Tuyên truyền viên pháp luật và trang bị tài liệu để nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ Báo cáo viên, Tuyên truyền viên pháp luật trong công tác PBGDPL tại các đơn vị và địa phương.
Trong công tác hòa giải ở cơ sở: Phối hợp với Tòa án nhân dân tỉnh tổ chức tập huấn nghiệp vụ về công tác hòa giải ở cơ sở với nội dung như: hướng dẫn thực hiện quy định về việc công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án theo Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015; và Công văn 1503/BTP-PBGDPL ngày 05/5/2017 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện thủ tục yêu cầu Tòa án công nhận kết quả hòa giải thành ở cơ sở.
Trong công tác phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng: Triển khai thực hiện công tác phối hợp trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng, hằng năm, Sở Tư pháp đã chủ động tham mưu Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng trên địa bàn Tỉnh (Hội đồng) ban hành Kế hoạch về việc triển khai công tác phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng và Kế hoạch về việc kiểm tra công tác phối hợp trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng theo đúng quy định và phù hợp tình hình thực tế tại địa phương, trong đó xác định cụ thể nhiệm vụ của các thành viên, ngành thành viên của Hội đồng, cơ quan thường trực của Hội đồng để triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo quy định Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC ngày 29/6/2018 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao quy định về phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng, đồng thời hướng dẫn các ngành thành viên xây dựng kế hoạch của ngành mình để triển khai thực hiện công tác phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng, qua đó nhằm đánh giá kết quả thực hiện và kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Thông tư liên tịch số 10 để có những giải pháp thực hiện công tác phối hợp trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng ngày càng tốt hơn. Kết quả, trong giai đoạn, từ 01/01/2018 - 30/6/2023 Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước Tỉnh đã tiếp nhận và thụ lý tổng số là 1.604 vụ việc trong đó thực hiện tư vấn 488 vụ việc, đại diện ngoài tố tụng 01 vụ việc và tham gia tố tụng là 1.122 vụ việc (Trợ giúp viên pháp lý thực hiện 591 vụ việc, Luật sư ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý 531 vụ việc. Trong đó hình sự 651 vụ việc, dân sự 463 vụ việc); người được trợ giúp pháp lý đa số là người nghèo, trẻ em, người bị buộc tội và bị hại từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người có công cách mạng. Qua đó, nâng cao trách nhiệm và hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý cho người dân, góp phần nâng cao kiến thức pháp luật cho người dân hạn chế tình trạng đơn thư, khiếu nại, tố cáo vượt cấp.
Công tác phối hợp giữa Sở Tư pháp với Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Phòng Tư pháp với Tòa án nhân dân cấp huyện những năm qua được thực hiện đồng bộ, hiệu quả. Trách nhiệm của từng ngành đối với công tác PBGDPL được nâng lên rõ nét; nội dung PBGDPL cũng được xác định có trọng tâm, trọng điểm phù hợp với từng đối tượng cụ thể và tình hình thực tế trên địa bàn Tỉnh, từ đó hiệu quả công tác PBGDPL được lan tỏa đến người dân; Hình thức PBGDPL được đa dạng hóa và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với tình hình thực tế, không ngừng được đổi mới, nội dung đã bám sát với yêu cầu tìm hiểu pháp luật của người dân và phục vụ kịp thời việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ cụ thể của từng đơn vị; Việc tổ chức triển khai thực hiện các Chương trình PBGDPL và Đề án đã phổ biến kịp thời, đầy đủ những nội dung pháp luật liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng và đời sống sinh hoạt, học tập của người dân trên địa bàn, góp phần nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm trong việc chấp hành pháp luật, ý thức tự giác, chủ động tìm hiểu pháp luật của người dân.
Để phát huy những thành quả đã đạt được trong  thực hiện Chương trình phối hợp số 162, thời gian tới, tỉnh đã đề ra những phương hướng nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện:  (i) Tiếp tục triển khai, thực hiện Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành; Quyết định số 1521/QĐ-TTg; Kế hoạch của UBND Tỉnh về thực hiện Kết luận số 80-KL/TW; Chương trình phối hợp số 162/CTPH-TANDTC-BTP; các Chương trình, Đề án về phổ biến, giáo dục pháp luật: “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 - 2027”; “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân” và các Đề án về phổ biến, giáo dục pháp luật như Đề án “Tuyên truyền, phổ biến trong cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân về nội dung của Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn”; “Tuyên truyền, phổ biến về nội dung cơ bản của Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị và pháp luật Việt Nam về các quyền dân sự, chính trị”; “Truyền thông về quyền con người ở Việt Nam giai đoạn 2023 - 2028”. (ii) Phát huy vai trò là thành viên Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cấp tỉnh, cấp huyện, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện trong việc giúp thủ trưởng cơ quan, tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi quản lý; (iii). Kiện toàn nâng cao chất lượng đội ngũ Báo cáo viên, Tuyên truyền viên pháp luật, Hòa giải viên và những người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa phương và trang bị tài liệu để nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ Báo cáo viên, Tuyên truyền viên pháp luật trong công tác PBGDPL tại các đơn vị và địa phương. (iv) Nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, gắn với việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông đa phương tiện vào công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đến với người dân. (v) Triển khai, tổ chức thực hiện có hiệu quả các Kế hoạch phối hợp đã ký kết trong công tác PBGDPL giai đoạn 2023 - 2025. Đồng thời, tăng cường phối hợp với các ngành trong việc truyền thông, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức về công tác phòng, chống thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, lồng ghép, tuyên truyền, phổ biến, giới thiệu pháp luật thông qua các Cuộc thi, Hội thi, qua Chuyên mục Phổ biến pháp luật, biết để làm đúng; Chương trình Tư vấn pháp luật trực tiếp trên sóng truyền hình.
Đinh Quỳnh Mây
Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật
Các tin đã đưa ngày: