Liên kết website

Tiền Giang: Chú trọng nâng cao năng lực đội ngũ làm công tác hòa giải ở cơ sở

31/08/2023

Qua 10 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành, công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Tiền Giang luôn được sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của các cấp ủy Đảng, Ủy ban nhân dân các cấp, sự phối hợp tích cực giữa Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, sự quan tâm hướng dẫn nghiệp vụ kịp thời của ngành Tư pháp, các đoàn thể. Bên cạnh việc ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện, kiểm tra, sơ kết, tổng kết Luật Hòa giải ở cơ sở thì việc nâng cao năng lg lxã hđội ngũ làm công tác hòa giải ở cơ sở luôn đư lxã hđội ngũ làm công tác hòa giải ở cơ sở gìn trật tự thời gian qua.

1. Nâng cao năng lực đội ngũ tập huấn viên về hòa giải ở cơ sở
Sau khi Luật Hòa giải ở cơ sở có hiệu lực thi hành, đặc biệt là thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2019 - 2022” theo Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ, Tiền Giang đã thành lập đội ngũ tập huấn viên cấp tỉnh với 06 tập huấn viên gồm đại diện Sở Tư pháp, Hội Luật gia tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và đội ngũ tập huấn viên cấp huyện với 72 tập huấn viên, gồm đại diện các ngành: Tư pháp, Thanh tra, Nội vụ, Tài nguyên và Môi trường, Tòa án, Ban Dân vận, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Hội Luật gia, Đoàn Thanh niên, Trung tâm bồi dưỡng chính trị, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Cựu chiến binh.
Lực lượng tập huấn viên được trang bị đầy đủ tài liệu tập huấn theo Quyết định số 1887/QĐ-BTP ngày 09/9/2020 của Bộ Tư pháp ban hành Tài liệu bồi dưỡng tập huấn viên hòa giải cơ sở, Công văn số 866/STP-PBPL&QLVPHC ngày 07/10/2020 của Sở Tư pháp hướng dẫn sử dụng Tài liệu; được cung cấp văn bản, tài liệu, trang bị kiến thức pháp luật thông qua công tác triển khai, phổ biến các văn bản pháp luật mới và tập huấn nghiệp vụ của ngành chuyên môn.
2. Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở
- Thường xuyên tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ hòa giải viên.
Sở Tư pháp ban hành Công văn số 472/STP-PBGDPL ngày 28/6/2016 hướng dẫn thực hiện Quyết định số 4077/QĐ-BTP ngày 31/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành chương trình khung bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở cho hòa giải viên. Hàng năm, Phòng Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện tổ chức tập huấn nghiệp vụ hòa giải cho hòa giải viên ở cơ sở với các nội dung: kỹ năng hòa giải, kiến thức pháp luật về đất đai, dân sự, hình sự, hôn nhân gia đình, phòng, chống tham nhũng, khiếu nại, tố cáo, thực hiện dân chủ ở cơ sở...Kết quả, trong 10 năm tổ chức 99 lớp tập huấn (trung bình mỗi huyện 01 năm/01 lớp) cho tất cả hòa giải viên trên địa bàn (tính đến tháng 6/2023 toàn tỉnh có 6.740 hòa giải viên). Ngoài ra, thông qua việc thực hiện các Đề án về phổ biến, giáo dục pháp luật, còn lồng ghép việc tập huấn, triển khai các văn bản pháp luật có liên quan cho đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở, nhằm bổ sung và nâng cao kiến thức pháp luật phục vụ cho công tác hòa giải.
- Chú trọng cung cấp văn bản pháp luật, biên soạn, phát hành tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ, biên soạn, cung cấp tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật cho đội ngũ hòa giải viên.
Tất cả 1.036 tổ hòa giải đều được trang bị các văn bản pháp luật như: Luật Hòa giải ở cơ sở; Nghị định số 15/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở; Bộ luật Dân sự; Luật Đất đai; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Luật Hôn nhân và gia đình; Luật Bảo vệ môi trường...và tài liệu nghiệp vụ hòa giải do Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp xã cung cấp khi hòa giải viên tham dự hội nghị triển khai, tập huấn nghiệp vụ.
Thực hiện Quyết định số 1852/QĐ-BTP ngày 01/9/2020 của Bộ Tư pháp ban hành Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở dành cho đội ngũ hòa giải viên, Sở Tư pháp đã ban hành Công văn số 794/STP-PBPL&QLVPHC ngày 09/9/2020 hướng dẫn sử dụng Tài liệu trên. Trên cơ sở đó, Phòng Tư pháp cấp huyện đã tổ chức cấp phát các Bộ tài liệu đến các hòa giải viên.
Sở Tư pháp, các Phòng Tư pháp tổ chức biên soạn, phát hành các loại tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ; tài liệu tham khảo dành cho hòa giải viên trên địa bàn như: Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh biên soạn quyển Tài liệu sinh hoạt “Ngày Pháp luật” hàng tháng, phát hành đến các cơ quan, đơn vị, địa phương, đến tận các chi, tổ, hội cơ sở trên địa bàn tỉnh (định kỳ phát hành 16.000 quyển/tháng); cấp phát “Sổ theo dõi hoạt động hòa giải ở cơ sở” đến các Tổ hòa giải để ghi chép và lưu vào sổ theo dõi hoạt động theo đúng hướng dẫn.
Các huyện, thành phố, thị xã: Biên soạn, phát hành 302.123 tờ tài liệu tuyên truyền pháp luật: thành phố Mỹ Tho 124.000 tờ tuyên truyền pháp luật phục vụ công tác hòa giải; huyện Cai Lậy 49.500 tờ rơi, tờ bướm tuyên truyền pháp luật dân sự, đất đai, hôn nhân và gia đình; huyện Châu Thành 54.003 tờ rơi tuyên truyền pháp luật về bình đẳng giới, 69.620 tờ rơi tuyên truyền pháp luật về hụi, huyện Cái Bè 5.000 tờ rơi nghiệp vụ hòa giải. Biên soạn và phát hành 3.756 bộ tài liệu hỏi đáp pháp luật hôn nhân và gia đình; Luật Đất đai; Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án; Bộ luật Lao động; Bộ luật Dân sự....
- Tích cực thực hiện điểm nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở.
Thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2019 - 2022”, mỗi huyện chọn 01 đơn vị cấp xã làm điểm thực hiện trên địa bàn, qua đó, đánh giá, rút kinh nghiệm, mở rộng thực hiện trên địa bàn huyện. Cụ thể, các hoạt động thực hiện điểm gồm: rà soát, kiện toàn Tổ hòa giải và hòa giải viên; tổ chức tập huấn và cấp phát tài liệu; tổ chức giao lưu, trao đổi kinh nghiệm; huy động nguồn lực xã hội cho công tác hòa giải ở cơ sở; biểu dương, khen thưởng Tổ hòa giải, hòa giải viên, tổ chức, cá nhân có đóng góp tích cực, hiệu quả cho công tác hòa giải ở cơ sở. Qua đó, một số mô hình, cách làm sáng tạo, nổi bật được ghi nhận và nhân rộng, như:
(i) Mô hình “Tổ hòa giải cơ sở kiểu mẫu 100 điểm” của xã Tân Mỹ Chánh, Thành phố Mỹ Tho: là phương thức đổi mới, sáng tạo nội dung và hình thức để thực hiện công tác hòa giải, tạo phong trào thi đua, giúp Tổ hòa giải và hòa giải viên phát huy vai trò của mình trong công tác; góp phần bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, không để xảy ra trọng án, tội phạm và tệ nạn xã hội. Mô hình trên được nhân rộng trên địa bàn Thành phố Mỹ Tho.
(ii) Mô hình hòa giải 3T “Tuyên truyền - Thuyết phục - Thành quả” của xã Tân Thành, xã Tăng Hòa, huyện Gò Công Đông, được nhân rộng trên toàn huyện.
(iii) Mô hình hòa giải 3Ph “Phát hiện - Phối hợp - Phổ biến” của xã Tăng Hòa huyện Gò Công Đông; xã Long Chánh, thị xã Gò Công, được nhân rộng trên toàn huyện, thị xã.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên.
Ủy ban nhân dân cấp xã thường xuyên cập nhật văn bản pháp luật, hướng dẫn các hòa giải viên sử dụng điện thoại thông minh cập nhật, tra cứu thông tin pháp luật mới có liên quan trên: Cơ sở dữ liệu pháp luật Việt Nam, Cổng Thông tin điện tử của tỉnh, Trang Thông tin điện tử Phổ biến giáo dục pháp luật Tiền Giang, trang Thông tin điện tử của các sở, ngành, cấp huyện, các ứng dụng mạng xã hội. Đồng thời, Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ đạo công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã thực hiện cấp phát, gửi tài liệu; cập nhật thông tin phục vụ cho công tác hòa giải đến các Tổ hòa giải thông qua ứng dụng mạng xã hội zalo, facebook, như: tạo các nhóm Zalo đến các ấp, khu phố, nhóm Zalo cộng đồng, nhóm Zalo tổ dân phố, tổ nhân dân tự quản... Qua đó, kịp thời cập nhật, đăng tải thông tin, văn bản pháp luật, chính sách, để cán bộ, nhân dân, các hòa giải viên dễ dàng tiếp cận, truy cập, nghiên cứu, vận dụng trong quá trình thực hiện công tác hòa giải cơ sở.
Qua 10 năm thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở, các hòa giải viên của các Tổ hòa giải trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định, là những người có uy tín, gương mẫu, gần gũi với người dân, nắm bắt pháp luật, có kinh nghiệm, kỹ năng thực hiện công tác hòa giải. Với kiến thức, kinh nghiệm, uy tín, kỹ năng, cùng với tinh thần, trách nhiệm, sự chân tình, khéo léo và việc vận dụng các quy định pháp luật, phát huy truyền thống, đạo lý, văn hóa của người Việt Nam, phong tục tập quán tốt đẹp của địa phương để thực hiện việc hoà giải thấu tình, đạt lý, mang lại kết quả hòa giải thành hàng năm tăng cao (tỷ lệ hòa giải thành năm 2022 đạt 92,33%, 6 tháng đầu năm 2023 đạt 94,11%). Từ đó, giúp cho công tác hòa giải ở cơ sở đạt chất lượng, hiệu quả cao, góp phần quan trọng trong việc giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp trong nhân dân, giữ gìn tình làng, nghĩa xóm, sự đoàn kết, tương thân, tương ái trong cộng đồng dân cư, góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội ở cơ sở, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân, đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Tiền Giang nói riêng và cả nước nói chung./.
Nguyễn Kim Thoa
Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật
Các tin đã đưa ngày: