Tham dự Hội thảo có 100 đại biểu là lãnh đạo các sở, ban, ngành, Ủy ban MTTQ và các đoàn thể tỉnh; Ban Giám hiệu trường chính trị và các trường chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh; một số chuyên gia trong lĩnh vực PBGDPL cho đồng bào dân tộc thiểu số; Lãnh đạo UBND, Trưởng Phòng Tư pháp các huyện, thành phố; lãnh đạo UBND, công chức Tư pháp – hộ tịch, trưởng thôn của 14 xã trên địa bàn tỉnh.
Sau báo cáo đề dẫn có 14 ý kiến tham luận của các đại biểu, tập trung bổ sung đánh giá về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) nói chung, PBGDPL cho đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng; về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Tuyên Quang, phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh; thực trạng thực hiện công tác PBGDPL cho đồng bào dân tộc thiểu số của các cơ quan, đơn vị; thực trạng ý thức chấp hành pháp luật, nhu cầu tìm hiểu pháp luật của đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang; đồng thời kiến nghị các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác PBGDPL cho đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa trong thời gian tới.
Ý kiến tham luận tại Hội thảo là cơ sở quan trọng để Nhóm nghiên cứu bổ sung, hoàn chỉnh các báo cáo chuyên đề, đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác PBGDPL cho đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh./.