Liên kết website

Ban Chỉ đạo sơ kết 3 năm Chỉ thị số 32-CT/TW đã kiểm tra việc sơ kết Chỉ thị số 32-CT/TW tại tỉnh Ninh Bình

13/12/2006

Để chuẩn bị tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, trong hai ngày 28 và 29/11/2006, Đoàn Kiểm tra của Ban Chỉ đạo sơ kết 3 năm Chỉ thị số 32-CT/TW do đồng chí Lê Thị Thu Ba - Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp, thành viên Ban Chỉ đạo đã kiểm tra việc sơ kết Chỉ thị số 32-CT/TW tại tỉnh Ninh Bình.

Để chuẩn bị tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, trong hai ngày 28 và 29/11/2006, Đoàn Kiểm tra của Ban Chỉ đạo sơ kết 3 năm Chỉ thị số 32-CT/TW do đồng chí Lê Thị Thu Ba - Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp, thành viên Ban Chỉ đạo đã kiểm tra việc sơ kết Chỉ thị số 32-CT/TW tại tỉnh Ninh Bình. Cùng đi với đồng chí Thứ trưởng có đồng chí Vụ trưởng và chuyên viên Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật; đại diện Ban Nội chính Trung ương và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Tại địa phương, Đoàn đã làm việc với Đảng ủy phường Nam Sơn (thị xã Tam Điệp), Thị ủy thị xã Tam Điệp và Tỉnh ủy tỉnh Ninh Bình.

Toàn tỉnh Nình Bình đã tổ chức 204 hội nghị quán triệt với 3.990 người tham dự; lồng ghép quán triệt Chỉ thị tại 1.480 hội nghị, cuộc họp, sinh hoạt cho hơn 12.000 người. Tỉnh ủy và các tổ chức đảng cấp huyện, cấp xã đều đã ban hành Chương trình hành động thực hiện Chỉ thị số 32; UBND cùng cấp đã ban hành văn bản triển khai chỉ đạo của cấp ủy. Nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh đã có chuyển biến rõ nét về vai trò của pháp luật; ý thức chấp hành pháp luật từng bước được nâng cao.

Thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Chương trình hành động số 18-CTr/TU ngày 11/6/2004 của Tỉnh ủy Ninh Bình, 03 năm qua, tỉnh đã kiện toàn Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL tỉnh gồm 18 đồng chí, do đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh làm Chủ tịch Hội đồng. Các huyện, thị xã đã kiện toàn Hội đồng phối hợp ở cấp mình với 119 thành viên. Hiện toàn tỉnh có 33 báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh; 156 báo cáo viên pháp luật cấp huyện; 850 tuyên truyền viên pháp luật cấp xã và 198 báo cáo viên tư tưởng, văn hóa thường xuyên tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

Báo Ninh Bình duy trì chuyên trang giới thiệu văn bản pháp luật mới, giải đáp pháp luật; Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh phát hình 36 chuyên mục; Bản tin Tư pháp Ninh Bình phát hành được 12 số với 14.000 cuốn. Tỉnh đã xây dựng được 182 tủ sách pháp luật ở 145 xã, phường, thị trấn; 186 tủ sách, ngăn sách pháp luật tại cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học. Các câu lạc bộ như Câu lạc bộ nông dân với pháp luật, Phụ nữ với pháp luật, Tuổi trẻ đấu tranh phòng, chống tội phạm… cũng được tỉnh quan tâm. Hình thức tuyên truyền thông qua trợ giúp pháp lý và thông qua các phiên tòa xét xử lưu động đã đạt hiệu quả tốt. 03 năm qua, Trung tâm trợ giúp pháp lý đã thực hiện được 120 cuộc trợ giúp pháp lý lưu động, tư vấn cho 1.425 lượt đối tượng; ngành Tòa án đã tổ chức xét xử lưu động được 117 vụ với 168 bị cáo tại địa phương nơi xảy ra vụ án. Bên cạnh việc đẩy mạnh tuyên truyền cho cán bộ, nhân dân ở các vùng đô thị, tỉnh đã chú trọng tuyên truyền cho đối tượng là cán bộ, nhân dân ở nông thôn, vùng cao, vùng sâu, vùng xa.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đã đạt được thì đội ngũ cán bộ làm công tác PBGDPL còn thiếu về số lượng và chưa đồng đều về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; kinh phí hàng năm dành cho công tác này còn hạn chế, chưa tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ; sự phối hợp giữa Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL tỉnh với Đoàn đại biểu Quốc hội ở địa phương về công tác xây dựng pháp luật của Quốc hội chưa thường xuyên.

Các tin đã đưa ngày: