Liên kết website

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đã ký ban hành Thông tư số 18/2022/TT-BTTTT ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện từ đối với thiết bị âm thanh không dây dải tần từ 25 Mhz đến 2000 MHz”

16/12/2022

Ngày 29/11/2022, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đã ký ban hành Thông tư số 18/2022/TT-BTTTT ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện từ đối với thiết bị âm thanh không dây dải tần từ 25 Mhz đến 2000 MHz”.

Theo Thông tư số 08/2021/TT-BTTTT ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định danh mục thiết bị vô tuyến điện được miễn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện, điều kiện kỹ thuật và khai thác kèm theo, thiết bị âm thanh không dây. Một số loại thiết bị âm thanh không dây điển hình: microphone không dây cài áo, microphone không dây cầm tay, tai nghe không dây, máy phát FM cá nhân, thiết bị trợ thính. Thiết bị âm thanh không dây thuộc Danh mục sản phẩm hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông và được quản lý chất lượng thông qua hình thức chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy và kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm.
          Việc chứng nhận hợp quy được Bộ Thông tin và Truyền thông quy định trong Thông tư số 30/2011/TT-BTTTT ngày 31/10/2011 và Thông tư số 10/2020/TT-BTTTT ngày 07/05/2020 quy định về chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông.
Sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông bắt buộc phải chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy hoặc bắt buộc phải công bố hợp quy được quy định tại Thông tư số 11/2020/TT-BTTTT ngày 14/5/2020 quy định Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông và Thông tư số 01/2021/TT-BTTTT ngày 14/5/2021 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 11/2020/TT-BTTTT ngày 14/5/2020 quy định Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông và. Trong đó thiết bị âm thanh không dây dải tần từ 25 MHz đến 2000 MHz thuộc nhóm thiết bị vô tuyến cự ly ngắn bắt buộc phải chứng nhận hợp quy theo quy chuẩn QCVN 91: 2015/BTTTT, nhóm này bao gồm các sản phẩm: Micro không dây có dải tần hoạt động 25 MHz ÷ 2000 MHz, loa không dây có dải tần hoạt động 25 MHz ÷ 2000 MHz, tai nghe không dây có dải tần hoạt động 25 MHz ÷ 2000 MHz, micro/loa kết hợp không dây có dải tần hoạt động 25 MHz ÷ 2000 MHz.
         Nghị định 74/2018/NĐ-CP về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa đã giao nhiệm vụ cho Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm trong sản xuất, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, lưu thông trên thị trường, trong quá trình sử dụng có khả năng gây mất an toàn đối với: thiết bị, sản phẩm viễn thông, công nghệ thông tin, điện tử, phát thanh, truyền hình; an toàn thông tin; thiết bị vô tuyến điện, thiết bị ứng dụng sóng vô tuyến điện.
          Nội dung kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm bao gồm kiểm tra kết quả đánh giá sự phù hợp, nhãn hàng hóa, dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và các tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hóa cần kiểm tra và thử nghiệm mẫu theo tiêu chuẩn đã công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng khi cần thiết.
              Ngày 29/11/2022, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đã ký ban hành Thông tư số 18/2022/TT-BTTTT ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện từ đối với thiết bị âm thanh không dây dải tần từ 25 Mhz đến 2000 MHz”. Việc xây dựng Quy chuẩn nhằm phục vụ công tác quản lý nhà nước về chất lượng đối với thiết bị âm thanh không dây dải tần từ 25 MHz đến 2000 MHz.
Quy chuẩn này quy định các yêu cầu về tương thích điện từ (EMC) đối với thiết bị âm thanh không dây có dải tần hoạt động 25 MHz đến 2000 MHz.
Quy chuẩn này quy định các phép đo kiểm EMC, phương pháp đo kiểm, giới hạn và tiêu chí chất lượng đối với thiết bị âm thanh không dây. Các thiết bị có thể sử dụng kỹ thuật điều chế tương tự hoặc điều chế số. Ví dụ về các loại thiết bị được nêu tại Phụ lục C của quy chuẩn này.
Các loại máy phát hoặc máy thu khác dùng kết hợp với thiết bị âm thanh không dây không thuộc phạm vi của quy chuẩn này.
Trong trường hợp có sự khác nhau (ví dụ như các điều kiện đo kiểm đặc biệt, các khái niệm, thuật ngữ) giữa quy chuẩn này và quy chuẩn QCVN 18:2022/BTTTT thì áp dụng các quy định tại quy chuẩn này.
Các chỉ tiêu kỹ thuật liên quan đến cổng ăng ten và phát xạ từ cổng vỏ của thiết bị âm thanh không dây không thuộc phạm vi quy chuẩn này, mà sẽ được quy định trong các tiêu chuẩn, quy chuẩn sản phẩm tương ứng để sử dụng hiệu quả phổ tần số vô tuyến điện. Mã số HS của các thiết bị thuộc phạm vi của quy chuẩn này quy định tại Phụ lục A.
Tần số hoạt động của thiết bị âm thanh không dây phải tuân thủ quy định về quản lý, sử dụng tần số vô tuyến điện tại Việt Nam.
Các yêu cầu kỹ thuật trong quy chuẩn này áp dụng trong điều kiện môi trường hoạt động của EUT do nhà sản xuất công bố. EUT phải tuân thủ mọi yêu cầu kỹ thuật của quy chuẩn này tại mọi thời điểm khi hoạt động trong giới hạn điều kiện môi trường mà nhà sản xuất đã công bố.
Đối với các phép thử EMC, các máy phát mang theo người hoặc cầm tay phải được gắn lên giá làm bằng vật liệu phi dẫn và cách các bề mặt dẫn điện bất kỳ tối thiểu 0,8 m. EUT và bất kỳ thiết bị khác được yêu cầu đánh giá chất lượng trước, trong và sau khi kết thúc các phép thử phải được kết nối theo cấu hình điển hình cho hoạt động bình thường.
Khi EUT cung cấp cùng với ăng ten rời thì EUT phải được đo kiểm với ăng ten được lắp vào theo cấu hình điển hình cho hoạt động bình thường.
Đối với các phép thử miễn nhiễm, nếu thiết bị thuộc nhóm cho phép thì có thể thiết lập kết nối thông tin từ khi bắt đầu đo kiểm và duy trì kết nối trong quá trình đo kiểm.
Các điều kiện đo kiểm bao gồm:
- Máy phát phải hoạt động tại mức công suất RF đầu ra cực đại thông thường, được điều chế bằng một tín hiệu điều chế phù hợp (xem 2.3.6.1);
- Các máy thu riêng lẻ hoặc máy thu của máy phát hoạt động ở chế độ đơn công, tín hiệu RF đầu vào mong muốn được đấu ghép đưa vào máy thu phải được điều chế bằng tín hiệu điều chế phù hợp (xem 2.3.6.2);
- Đối với các máy thu phát song công, tín hiệu RF đầu vào mong muốn được đấu ghép đưa vào máy thu phải được điều chế bằng tín hiệu điều chế phù hợp (xem 2.3.6.2). Máy phát phải hoạt động tại mức công suất RF đầu ra cực đại thông thường, được điều chế bằng tín hiệu điều chế đo kiểm, đấu ghép đưa vào máy phát từ đầu ra của máy thu (chế độ máy lặp);
- Các hệ thống điều chế số phải sử dụng giao diện xác định trước để chuyển đổi giữa miền tương tự và miền số (và ngược lại).
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2023.
Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật
 
Các tin đã đưa ngày: