Liên kết website

Những nội dung cơ bản của Luật Đường bộ số 35/2024/QH15 01/08/2024

Sau gần 15 năm thực hiện, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 đã đạt được những kết quả nhất định, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động giao thông vận tải đường bộ; góp phần hình thành ý thức tuân thủ pháp luật của người tham gia giao thông; thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước nói chung và giao thông vận tải nói riêng; tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam chủ động tham gia vào hoạt động giao thông vận tải với các nước trong khu vực. Tuy nhiên, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 cũng đã bộc lộ một số vướng mắc, bất cập cần sửa đổi, bổ sung, đặc biệt là các quy định về cơ chế để huy động các nguồn lực xã hội trong việc xây dựng kết cấu hạ tầng đường bộ; ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành hoạt động đường bộ; cơ cấu lại các loại hình kinh doanh vận tải bằng xe ô tô cho phù hợp với thực tế.

Một số quy định mới về bảo vệ trẻ em tham gia giao thông đường bộ 01/08/2024

Ngày 27/6/2024, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025. Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có 9 chương, 89 điều. Luật được xây dựng, ban hành đã tạo cơ sở pháp lý về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe cho người tham gia giao thông (trong đó có đối tượng trẻ em), xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, góp phần bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền công dân theo quy định của Hiến pháp năm 2013 và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Đoàn công tác Cục PBGDPL thăm và làm việc tại Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc và Quỹ xúc tiến truyền thông Hàn Quốc 01/08/2024

Thực hiện Quyết định số 1381/QĐ-BTP ngày 22/7/2024 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc thành lập Đoàn đi công tác Hàn Quốc nghiên cứu, học tập kinh nghiệm xây dựng, vận hành Hệ thống thông tin pháp luật và hệ thống hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Hàn Quốc, ngày 31/7/2024, Đoàn công tác của Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật do ông Phan Hồng Nguyên – Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật làm Trưởng đoàn và thành viên là đại diện Lãnh đạo Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý, Sở Tư pháp Hà Nội, Vụ Hợp tác quốc tế, một số công chức của Cục đã đến thăm, làm việc tại Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc và Quỹ xúc tiến truyền thông Hàn Quốc.

Hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 30/07/2024

Để hoàn thiện cơ chế, chính sách, trình tự, thủ tục hành chính và khắc phục những khó khăn, vướng mắc, bất cập phát sinh trong quá trình thi hành pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, bảo đảm thống nhất với các luật có liên quan; đồng thời, tạo cơ sở pháp lý trong công tác quản lý nhà nước và phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, ngày 29/6/2024, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ .

Những nội dung chủ yếu của dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ 30/07/2024

Nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, phù hợp với yêu cầu thực tiễn, Bộ Công an đã xây dựng và đang lấy ý kiến đối với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn, an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.

Quy định mới về việc thành lập Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt 30/07/2024

Việc sửa đổi Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 được đánh giá là khách quan và cần thiết, trên cơ sở Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới (sau đây gọi là Nghị quyết số 27-NQ/TW); các nghị quyết, văn kiện của Đảng đã đề ra nhiều nhiệm vụ, giải pháp về cải cách tư pháp, cần phải thể chế hóa để đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án; kết quả tổng kết 08 năm thi hành Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 cho thấy Luật còn tồn tại những vướng mắc, bất cập và một số vấn đề chưa hợp lý. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu khoa học pháp lý trong nước và quốc tế về tư pháp đặt ra yêu cầu phải ứng dụng những thành tựu khoa học tiến bộ, phù hợp, tiếp tục hoàn thiện, đổi mới tổ chức và hoạt động để Tòa án thực hiện đầy đủ chức năng “là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp”.

Nội dung cơ bản của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản 29/07/2024

Sau hơn 07 năm triển khai thực hiện Luật Đấu giá tài sản đã đạt nhiều kết quả quan trọng. Đội ngũ đấu giá viên ngày càng phát triển với số lượng lên đến hơn 1.200 người với gần 600 tổ chức đấu giá tài sản, trong đó có 57 Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Số lượng các cuộc đấu giá tài sản ngày càng tăng, nhiều cuộc đấu giá được tổ chức thành công với giá trị tài sản bán được cao hơn nhiều lần so với giá khởi điểm, nộp ngân sách nhà nước đạt giá trị lớn, qua đó, đóng góp tích cực cho việc quản lý, sử dụng tài sản công, góp phần tạo nguồn lực cho hoạt động đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương .

Các hoạt động của Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật nhân Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7 27/07/2024

Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), Lãnh đạo, Công đoàn Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) do đồng chí Phan Hồng Nguyên, Phó Cục trưởng, Chủ tịch Công đoàn Cục làm Trưởng đoàn đã tổ chức các hoạt động thăm, tặng quà một số gia đình thương binh, liệt sĩ và người có công với Cách mạng tại xã Đặng Xá, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội; thăm hỏi nguyên lãnh đạo Cục là thương binh; công chức Cục là con của thương binh, bệnh binh. Đây là hoạt động có ý nghĩa to lớn, thể hiện truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn – Ăn quả nhớ người trồng cây” và tri ân sâu sắc sự hy sinh, cống hiến của các thương binh, liệt sỹ đã không tiếc máu xương để bảo vệ Tổ quốc.

Những nội dung mới của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 26/07/2024

Tại Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH). Nghị quyết 28-NQ/TW đặt ra mục tiêu: “Cải cách chính sách BHXH để BHXH thực sự là một trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, từng bước mở rộng vững chắc diện bao phủ BHXH, hướng tới mục tiêu BHXH toàn dân. Phát triển hệ thống BHXH linh hoạt, đa dạng, đa tầng, hiện đại và hội nhập quốc tế theo nguyên tắc đóng - hưởng, công bằng, bình đẳng, chia sẻ và bền vững. Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và phát triển hệ thống thực hiện chính sách BHXH tinh gọn, chuyên nghiệp, hiện đại, tin cậy và minh bạch”. Nghị quyết số 28- NQ/TW đã đề ra 11 nội dung cải cách, 05 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, trong đó xác định nhiệm vụ: “Hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động, việc làm, BHXH”.

Một số kết quả đạt được trong triển khai Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân” của Liên đoàn Luật sư Việt Nam từ năm 2023 đến nay 25/07/2024

Ngày 11/8/2022, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 977/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân” (Đề án). Đề án đề ra 05 nhóm nhiệm vụ, giải pháp, được tổ chức triển khai từ năm 2023 đến năm 2030. Các nhiệm vụ và giải pháp này được thực hiện đồng bộ dựa trên cơ sở phát huy trách nhiệm, sự vào cuộc, tham gia của 03 nhóm chủ thể chính là Nhà nước (các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh), các tổ chức đoàn thể có liên quan (Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp…) và người dân, trong đó chú trọng các nhóm đặc thù, trẻ em, hộ nghèo, hộ cận nghèo.